DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giá điện: điều chỉnh sao mới vừa lòng dân?

Từ năm 2007 đến nay, có 7 lần điều chỉnh giá điện, tuy nhiên, mỗi lần giá điện điều chỉnh lại không được sự đồng thuận của phía đông đảo người dân.

Điện là mặt hàng nhu yếu phẩm và là ngành kinh tế mang tính chất độc quyền Nhà nước nên dù dân có chấp nhận hay không đều bắt buộc phải tuân theo quy định này.

giá điện tăng

Cả tuần nay, hết báo này đến báo khác đua nhau lên án về phương án tính giá điện mới.

Báo thì nói giá điện điều chỉnh tăng không vừa lòng dân bởi xuất phát từ các nguyên nhân:

- Bản chất dân mình không muốn tăng giá điện.

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa có cơ chế công khai, minh bạch những lý do điều chỉnh giá điện.

- Giá điện tăng như vậy là không hợp lý, bậc đầu tăng nhẹ, nhưng càng về sau thì có vẻ như mức tăng này theo kiểu “nhảy cóc”....

Tóm lược biểu giá tính tiền điện hiện nay như sau:

Bậc

Giá bán điện (đồng/Kwh)

1

0 - 50

1.484

2

51 - 100

1.533

3

101 - 200

1.786

4

201 - 300

2.242

5

301 - 400

2.503

6

401 trở lên

2.587

Theo Quyết định 2256/QĐ-BCT năm 2015.

Thử xem qua 03 phương án điều chỉnh giá điện của EVN nhé

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Giữ nguyên 6 bậc như quy định

Quy định 01 mức giá là 1.747 đồng.

Mức giá này là mức bình quân. Hàng tháng, sử dụng bao nhiêu kWh điện thì lấy số đó nhân với đơn giá này.

 

Rút gọn 6 bậc về 3 hoặc 4 bậc.

Kịch bản 1: 50kWh-250kWh-trên 300kWh.

Kịch bản 2: 100kWh-200kWh-trên 300kWh.

Kịch bản 3: 150kWh-150kWh-trên 300kWh.

Kịch bản 4: 200kWh-200kWh-trên 400kWh.

Kịch bản 5: 50kWh-150kWh-200kWh và trên 400kWh

Trong đó, phương án 2 là phương án bị dư luận phản đối nhiều nhất, bởi lẽ, cách tính này vô tình đánh đồng giá trị sử dụng của người tiêu dùng, nếu so sánh với cách cũ, thì người dùng ít sẽ trả tiền nhiều và người dùng nhiều sẽ trả tiền ít, vậy liệu có công bằng?

Phương án 3 dư luận không phản đối nhiều như phương án 2, nhưng vấn đề quan tâm ở đây là giá tính điện của từng bậc như thế nào, liệu có phải là bước nhảy cóc như trước kia?

Nếu đứng ở góc độ trung lập mà suy xét, việc tăng giá điện là một điều hợp lý ở thời buổi hiện nay, khi mà tất tần tật mọi thứ đều tăng giá, thì không có lý do gì giá điện phải “dậm chân tại chỗ”, nhưng tăng làm sao để phù hợp với lòng dân là một bài toán khó cho ngành điện hiện nay.

Giá điện tăng có phải hướng đến mục đích tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên như mục đích của việc quy định các loại thuế tiêu thụ đặc biệt?

Trên thực tế, nếu xóa bỏ cơ chế độc quyền của ngành điện, thì có lẽ dư luận hiện nay ít bức xúc về giá điện hơn. Đồng thời, theo quy luật cạnh tranh trên thị trường, thì buộc lòng các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng với giá tốt nhất.

 

  •  5049
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…