DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ghi lô, đề có bị đi tù không?

Hiện tượng ghi đề, ôm đề khá phổ biến ở cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, bạn có biết rằng ghi đề, ôm đề cũng là một hình thức tổ chức đánh bạc đánh bạc và có thể bị đi tù không?

Ghi lô, đề có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Xử lý hành vi ghi lô, đề - hình minh họa

Ghi lô, đề là một hình thức tổ chức đánh bạc qui định Bộ Luật hình sự 2015

Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

““Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Hành vi “ghi lô, đề” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Như vậy, hành vi ‘ghi lô, đề” hay còn gọi là “ôm lô, đề” sẽ xử lý hình sự thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại Khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) và Điều 322 Bộ luật hình sự

Khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.”

Khoản 3 Điều 322 BLHS 2015 có quy định như sau: 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử phạt vi phạm hành chính

Bên cạnh đó, nếu hành vi ghi lô đề không thỏa mãn cấu thành tội phạm Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322 BLHS 2015) thì sẽ bị xử phạt vi phạm chính. Mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tổ ghi lô, đề (tổ chức đánh bạc) được quy định tại Khoản 4, khoản 5 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép, dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi  Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

  •  4848
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…