Việc ghi âm phải xin phép hoặc thông báo trước cho người bị ghi âm và phải được sự đồng ý của người đó trong trường hợp:
1. Thông tin đó liên quan đến thông tin cá nhân của người bị ghi âm
2. Thông tin đó có thể được sử dụng làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, kinh tế, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị ghi âm
Ngân hàng thường phải hỏi thông tin người bị ghi âm vì các thông tin đó liên quan đến các tài khoản của người chủ tài khoản đó.
Các việc này được quy định trong Hiến Pháp và Luật dân sự
1. Hiến Pháp 2013 điều 21, 25:
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
2. Luật dân sự 2005 điều 32, 38
Ðiều 32: Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
Ðiều 38: Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Vì vậy: Nếu việc ghi âm của mình là các thông tin mang tính công khai không ảnh hưởng đến các thông tin cá nhân của người bị ghi âm thì pháp luật không cấm