DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

Chủ tịch tỉnh kêu gọi doanh nghiệp ghi âm cán bộ vòi vĩnh

Thừa nhận một bộ phận cán bộ công quyền, đặc biệt là trong ngành thuế, hải quan của tỉnh có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc, thực hiện các thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi DN phối hợp cùng chính quyền chống lại vấn nạn này.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
 
“Chuyện một số cán bộ công quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp là có, chính quyền cũng biết và sẽ tìm cách ngăn chặn. DN khi gặp phải những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hãy ghi âm lấy bằng chứng để cùng chính quyền xử lý nghiêm, nhằm làm trong sạch bộ máy công quyền, lành mạnh hóa môi trường đầu tư ”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nói tại hội thảo đầu tư Hàn Quốc do tỉnh này tổ chức hôm qua.

Bình Dương từng nhiều năm giữ vị trí quán quân về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI) nhưng trong 2 năm qua đã lần lượt tụt xuống vị trí thứ 5 và thứ 10 trong bảng xếp hạng.

Theo Thái Sơn
Tiền Phong
 
Mới đọc thì thấy mừng, nhưng tìm hiểu kỹ về Luật và Bộ Luật tố tụng dân sự thì...

"Theo Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Ngoài ra, Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về xác định chứng cứ như sau:

1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình…

5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, nếu băng ghi âm thoả mãn các điều kiện trên thì mới được coi là chứng cứ. Nếu không, DN lại mắc vào tội vu khống.

 

  •  36781
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…