Haiz, buồn thật, làm sao có thể xử lý hành chính được vì hành vi của em bạn (nhưng lại nói “nhà nó” có nghĩa ko phải em ruột đúng ko) đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm rồi. Đã phạm pháp thì có thể sẽ bị xử lý hoặc được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử nhẹ hoặc nếu không bị tố giác thì mới không bị truy cứu.
Tôi xin phân tích để bạn nắm được:
- Em bạn sinh năm 1991 thì đến 2013 cũng đã 22 tuổi rồi nên đủ năng lực hành vi, có thể chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Khi em bạn đã đem được hàng hóa ra ngoài tức là đã lén lút chuyển dịch xong tài sản ra ngoài phạm vi quản lý của người chủ sở hữu hoặc người trông coi rồi, như vậy hành vi chiếm đoạt đã hoàn thành.
- Hàng hóa của siêu thị chưa sử dụng, có giá trị theo thống kê là 2,5 triệu là đủ định lượng để truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự rồi. Việc trưng cầu định giá tài sản chiếm đoạt có lẽ chỉ là vấn đề thủ tục thôi, nếu là dưới 2 triệu đồng thì ko phải lo nhưng điều này khó xảy ra.
Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp phạm tội của em bạn, nếu bị đưa ra cơ quan điều tra để làm rõ thì sẽ bị xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có một số tình tiết giảm nhẹ mà em được hưởng đó là:
- Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (nếu thành khẩn khai báo về hành vi của mình và thực sự thấy rõ lỗi của mình và đã ăn năn hối cải, mong muốn sửa chữa).
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
- Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm (nếu xác định bị đưa ra pháp luật thì báo ngay với cơ quan có thẩm quyền về đối tượng đã xúi giục, chủ mưu về vụ trộm này nếu kẻ đó mong được hưởng lợi ích sau khi em bạn bán đi có tiền sẽ chia cho nó. Mặt khác chính hành vi của bảo vệ cũng rất dể dẫn đến tội cưỡng đoạt tài sản).
- Người phạm tội ra đầu thú,... (nếu phía bảo vệ nhất quyết đưa ra xử lý thì em đó tự nguyện đến cơ quan công an trình báo sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ này)
Quan điểm và lời khuyên của tôi: Cách tốt nhất là bạn bảo người lớn đại diện cho bé đó xin lỗi người quản lý để xin họ không đề nghị xử lý là tốt nhất.
- Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án chưa bị thiệt hại gì vì ngay sau khi tài sản bị chiếm đoạt thì đã được thu hồi nên việc phạt tiền, lấy toàn bộ số tiền của em đó là không đúng, mặt khác nếu đòi phạt gấp 10 lần cũng càng sai. Đây cũng là điểm yếu của bảo vệ mà phía gia đình em đó khéo dùng để thương lượng là tốt nhất.
Nguyên tắc xử lý theo Điều 3 Bộ luật hình sự là:
Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
nhưng cũng trong Điều 3 lại có đoạn: ...Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội,...
Tóm lại, các quy định, tình tiết liên quan đã nêu rất cụ thể, mong bạn tìm được giải pháp tốt nhất giúp cho em bạn và khuyên em đừng bao giờ tham lam và làm những việc như vậy nữa. Nếu thực sự cầu thị và cần biện pháp cụ thể bạn cứ thông tin trực tiếp qua điện thoại, email tôi sẽ tư vấn đầy đủ (ko mất phí) vì có một số yếu tố là tế nhị và có tính nghiệp vụ nên ko tiện nêu trên diễn đàn.
Chúc may mắn!
Cập nhật bởi baovephapche ngày 07/08/2013 09:03:55 SA