DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đứng nhìn người khác đánh nhau: Cẩn thận bị truy cứu!

Thấy đánh nhau mà không can ngắn

Thấy người khác đánh nhau mà không can ngăn - Ảnh minh họa

Người khác đánh nhau tất nhiên không phải việc của mình nên chắc chắn sẽ không ai muốn dính líu. Tuy nhiên việc bỏ đi khi thấy người khác đánh nhau rất khác với việc đứng yên nhìn họ đánh nhau mà không làm gì cả. Bạn có trách nhiệm gì trong việc chứng kiến cảnh đánh nhau hay không? 

Bài viết sẽ phân tích 2 hành vi quan trọng liên quan tới tình huống này.

1. Thấy người khác đang đánh nhau mà không can ngăn

Thực tế, pháp luật không có quy định về việc bắt buộc phải thực hiện việc can ngăn người khác khi vô tình thấy họ đánh nhau, bởi lẽ lúc này bạn chưa thể xác định nó có phải là tội phạm hay không.

Tuy nhiên, đây là trường hợp vô tình nhìn thấy người khác đánh nhau, sẽ khác với việc bạn biết về việc hai người này có kế hoạch đánh nhau từ trước mà không can ngăn hoặc sau khi biết họ đánh nhau mà không báo cho cơ quan chức năng (sẽ phân tích sau).

Tuy nhiên, nếu việc đánh nhau, gây thương tích dẫn tới việc một trong 2 bên ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bạn phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Cơ quan chức năng sẽ xem xét trong lúc đó khả năng của bạn trong việc cứu giúp người nguy kịch là như thế nào, chẳng hạn sau khi một người lăn ra bất tỉnh, người kia bỏ đi, bạn đứng im nhìn người bất tỉnh lịm dần đến chết thì bạn sẽ bị truy cứu về tội này.

2. Để yên cho người đánh nhau có rơi vào trường hợp không tố giác tội phạm không?

Về khái niệm “không tố giác tội phạm”, Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.”

Có thể thấy, trường hợp bạn biết từ trước hoặc chứng kiến kế hoạch đánh nhau của hai người này đã đến mức được coi là tội phạm (chẳng hạn họ sẽ cố ý gây thương tích, có kế hoạch giết người cụ thể) mà không tố giác thì bạn có thể bị truy cứu về tội Che giấu tội phạm ở Điều 390, cụ thể:

“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Trong Điều 14 Bộ luật này có nhắc đến Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Trong Điều 389 Bộ luật này có nhắc đến Tội giết người.

Theo đó, tùy thuộc vào những hành vi cụ thể của những người có hành vi phạm tội, nếu bạn biết tội phạm đang chuẩn bị xảy ra hoặc đã xảy ra rồi mà không tố giác cho cơ quan có thẩm quyền thì bạn vẫn bị xem là phạm tội.

Như vậy, nếu bạn nhìn thấy người khác đánh nhau dẫn đến một người nguy kịch, bạn có nhưng có khả năng mà không giúp hoặc biết tội phạm chuẩn bị diễn ra, đang diễn ra mà không tố cáo thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

  •  3787
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…