DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dùng nhà đất làm của hồi môn: Cha mẹ nên tặng cho hay để lại thừa kế?

Đất đai, nhà của có thể nói là một tài sản giá trị đối với mỗi gia đình. Khi các bậc cha mẹ bắt đầu có tuổi, tài sản này nhiều khả năng sẻ trở thành “của hồi môn” cho con cái thông qua 2 hình thức phổ biến là tặng cho hoặc để lại thừa kế. Để tránh những tranh chấp không đáng có trong gia đình cũng như đảm bảo quyền lợi cho các con, cha mẹ nên lựa chọn phương thức nào?

Nên tặng cho hay để lại thừa kế đối với tài sản là đất đai - Minh họa

Trước hết, việc để lại di chúc cũng như tặng cho đều có chung ưu điểm là sẽ giúp con cái không phải đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ (Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP)

Ngoài ra thì 2 cách để lại của hồi môn này sẽ có những ưu điểm, hạn chế nhất định

*Ưu điểm:

Tặng cho

Thừa kế

Theo pháp luật

Theo di chúc

 (1) Cha mẹ có thể lập hợp đồng tặng cho có điều kiện, đòi hỏi con cái phải có nghĩa vụ nhất định nếu muốn thừa hưởng phần tài sản cha mẹ để lại

=> Căn cứ điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.

Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chẳng hạn trong hợp đồng tặng cho có điều kiện này, cha mẹ đưa ra điều kiện con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ép buộc cha mẹ ra khỏi nhà, hoặc yêu cầu sau khi cha mẹ chết thì phải dùng tài sản để làm một công việc nhất định.

 (2) Cha mẹ có toàn quyền quyết định sẽ để lại nhà đất cho 01 người con, một số người con hoặc toàn bộ con cái. (Vì bản chất của việc tặng cho phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của bên tặng cho)

 (3) Hiệu lực của hợp đồng tặng cho có thể bắt đầu ngay cả khi cha mẹ chưa chết.

 (1) Sẽ đảm bảo việc các con cùng được nhận phần di sản bằng nhau

=> Căn cứ Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 (2) Căn cứ Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì có 3 trường hợp sau đây con cái không có tư cách nhận thừa kế:

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng những đồng thừa kế khác để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản của đồng thừa kế

 

 (1) Cha mẹ có toàn quyền quyết định sẽ để lại nhà đất cho 01 người con, một số người con hoặc toàn bộ con cái. Trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động (người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

 (2) Để lại di chúc cũng khá giống với tặng cho không có điều kiện. Tuy nhiên nó có điểm khác biệt là nếu để lại di chúc thì con cái vẫn có khả năng không được nhận di sản thừa kế khi rơi vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, đặc biệt là trường hợp con cái có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của cha mẹ

 

*Hạn chế

Tặng cho

Thừa kế

Theo pháp luật

Theo di chúc

Trường hợp cha mẹ chỉ muốn tặng cho một hoặc một số con cái, có thể những người còn lại không thể kiện cáo, tranh chấp, tuy nhiên có thể gây bất hòa, xích mích về tình cảm.

 (1) Nếu cha mẹ có chủ ý không muốn để lại di sản thừa kế cho một ai đó hoặc sẽ dành phần nhiều hơn cho một người thì sẽ không thực hiện được vì sau khi cha mẹ mất, tài sản sẽ được chia đều cho các con

 (2) Khi xảy ra tranh chấp, các anh em trong gia đình phải làm thủ tục kiện tại tòa, thủ tục này cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, quản lý đất đai bởi lẽ khi được xác định là đất tranh chấp thì không thể sang nhượng, cấp sổ.

Cũng giống như tặng cho, nếu chỉ có một hoặc một số con cái được hưởng di sản thì có thể sẽ làm xích mích tình cảm, ngoài ra thì trường hợp có tranh chấp, kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng, quản lý đất đai.

Từ đó có thể thấy, tặng cho hay để lại thừa kế cũng đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên việc để lại của hồi môn theo dạng lập hợp đồng tặng cho có điều kiện vừa đảm bảo cha mẹ chủ động trong việc dành phần tài sản cho ai, yêu cầu những gì, vừa có thể bắt đầu hiệu lực ngay khi cha mẹ còn sống.

Từ đó, chẳng may có xảy ra tranh chấp thì cha mẹ vẫn đứng ra phân giải cho các con chứ không nhất thiết phải đem đi kiện cáo, cách này sẽ giúp quá trình làm thủ tục sang tên hợp pháp thuận lợi hơn.

  •  4471
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…