DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đức có thể cấm gửi email công việc vào ban đêm

Việc con người luôn ở trong tình trạng “phải sẵn sàng làm việc” có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng của các căn bệnh tâm thần. Vì thế, Đức đang chủ trương cấm mọi cuộc điện thoại, email công việc sau giờ hành chính.
 
Cách đây một thập kỷ, Antje Schmid sẽ rời hỏi văn phòng ở khu trung tâm tài chính Frankfurt của Đức, thoải mái ra ngoài làm một, hai cốc Pilsner (loại bia nổi tiếng nhất thế giới) với bạn bè, và sẽ để mọi ý nghĩ về công việc ra khỏi đầu cho đến sáng hôm sau.
 
Nhưng đó là thời chưa có smartphone. Ngày nay, Antje Schmid vẫn tiếp tục nhận được email và điện thoại của đồng nghiệp, sếp sau khi đã rời văn phòng về nhà rất lâu.
 
Nhiều người lao động muốn được tự do "làm vài cốc bia" sau giờ làm mà không phải suy nghĩ đến công việc
 
“Tình trạng phiền nhiễu này ngày càng gia tăng”, Schmid nói. “Bạn luôn trong tình trạng có thể liên lạc được, mọi lúc, mọi nơi”.
 
Nhưng điều đó có thể không còn kéo dài lâu nữa. Mới đây, Bộ trưởng Lao động Andrea Nahles của Đức đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá về tác động kinh tế và tâm lý của những mối căng thẳng khi con người phải làm việc muộn. Những phát hiện này, dự kiến sẽ được công bố vào năm 2016, và Đức sẽ ra những điều luật cấm các sếp liên lạc với nhân viên sau giờ làm việc. Điều luật đó hiện đang được tổ chức công đoàn đa dịch vụ Vereinte Dienstleistungsgewerkschaft có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ, rất có thể sẽ trở thành hiện thực khi nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Nahles.
 
“Không thể chối cãi rằng việc con người luôn ở trong tình trạng “phải sẵn sàng làm việc” có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng của các căn bệnh tâm thần”, Nahles nói. “Chúng tôi đã ủy quyền cho Viện Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp tìm hiểu xem liệu có nên đặt ra giới hạn”.
 
Dominik Ehrentraut, một đại diện của Bộ Lao động, cho biết, một điều luật như thế sẽ không được chính thức đưa ra cho đến khi các phát hiện về nghiên cứu được công bố vào năm 2016.
Nếu được thông qua, điều luật này có thể sẽ bảo vệ được sự riêng tư của người lao động và ngăn ngừa tình trạng các cuộc gọi điện, email công việc liên tục diễn ra vào ban đêm. Đầu năm nay, một số tổ chức lao động tại Pháp đã áp dụng lệnh cấm như thế đối với email công việc từ sau 6 giờ chiều, nhưng thỏa thuận lao động đó không được đưa vào luật.
 
Hiện nay, một số công ty lớn như Daimler and Volkswagen, đã áp dụng quy định hạn chế những căng thẳng vì công việc cho nhân viên. Tháng trước, Daimler đã cho phép khoảng 100.000 nhân viên xóa email họ nhận được khi đang đi nghỉ. Năm 2011, Volkswagen cũng đã đồng ý để các máy chủ BlackBerry không gửi email sau giờ làm việc.
 
Tuy nhiên, với nhiều nơi, công việc vẫn đang len lỏi sâu vào đời sống gia đình. Đức thường bị đả kích là cỗ máy công nghiệp, chính xác như robot của châu Âu. Chính vì thế, Thomas C. Kohler, một chuyên gia pháp lý và là giáo sư luật tại trường Boston College, nói rằng sự thay đổi cần phải có thời gian. “Việc một ai đó làm phiền bạn vào thời gian riêng của bạn vì công việc mà không có một lời xin lỗi chân thành là điều cần thay đổi”, ông nói.
 
Người Mỹ thường xem những người làm việc muộn tại văn phòng là những người chăm chỉ, nhưng Đức xem đó là dấu hiệu của việc quản lý thời gian kém cỏi, Kohler nói. “Người Đức xem việc bạn phải làm việc muộn tại văn phòng nghĩa là bạn không hoàn thành công việc trong ngày, và đó là dấu hiệu bạn không có khả năng hoàn thành công việc”.
 
Kohler hy vọng chính phủ Đức sẽ thông qua luật cấm gọi điện, email ngoài giờ làm việc. Nhưng tác động của một điều luật như thế sẽ rất mạnh mẽ và phức tạp đối với toàn bộ các ngành công nghiệp. Và đó chính là các thách thức cần vượt qua.
 
Với Schmid, hầu hết email sau giờ làm việc là của các đồng nghiệp làm cùng cô trong các dự án nhóm. Cô cho biết điều luật giải phóng người lao động khỏi những phiền toái công việc này sẽ khiến cô không cảm thấy ăn năn, có lỗi khi không trả lời email ngay. Nhưng cô vẫn hoài nghi liệu một điều luật như thế có thành hiện thực.
 
Nếu một điều luật như thế không được ban hành, các tổ chức công đoàn lao động nổi tiếng quyền lực của Đức có thể sẽ thúc giục các công ty áp dụng các tiêu chuẩn giải phóng cho nhân viên, giáo sư Stephen Silvia nói.
 
“Từ lâu, người Đức vẫn có truyền thống tăng thời gian rỗi cho nhân viên và giảm thời gian làm việc”, ông nói và chỉ vào một tấm poster nổi tiếng từ những năm 1950, trong đó cậu bé 5 tuổi nắm lấy tay bố và nói: “Vào các ngày thứ Bảy, bố là của riêng con”.
Bảo Bình (Theo Huffington Post)
Nguồn: ICTnews
  •  6660
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…