DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đưa pháp nhân vào "tầm ngắm" của Bộ Luật Hình Sự?

Liệu có nên đưa pháp nhân vào luật hình sự không và nên đưa vào như thế nào? Đây là 1 vấn đề khá chuyên sâu đòi hỏi nhiều nghiên cứu nên mình sẽ chia bài ra làm nhiều phần và post ở đây. Mong các luật sư và các bạn cho ý kiến

--------------------------------------------------

Dẫn nhập

Tại cuộc họp Họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ngày 10.4 vừa qua có những đề xuất đưa pháp nhân vào bộ luật hình sự.

Thực tiễn ở nước ta cho thấy rất nhiều pháp nhân, cụ thể là những công ty, tập đoàn đã thực hiện những hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội như: trốn thuế, hối lộ quan chức, xả thải gây ung thư, đầu cơ tích trữ, kinh doanh trái phép, buôn lậu...

Năm 1842 ghi nhận trường hợp đầu tiên một thẩm phán ở Anh ra phán quyết xử phạt một công ty vi phạm luật pháp. Kể từ đó đến nay, cùng với tính phức tạp trong quan hệ kinh tế, các hành vi có tính chất tội phạm của công ty, tập đoàn ngày càng tinh vi trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trách nhiệm hình sự của pháp nhân vẫn là còn vấn đề gây tranh cãi.

Trả lời phỏng vấn tờ Journal of International Affairs, Noam Chomsky cho rằng các nhà tội phạm học đều hiểu rằng tội phạm có tổ chức và học thức xảy ra trên phương diện rộng và có tính chất nguy hiểm hơn tội phạm đường phố. Nhưng chưa có những nghiên cứu nghiêm túc và những thống kê đáng tin cậy.

Khác với các tội mang tính chất cá thể hóa, hành vi phạm tội của các công ty,tập đoàn sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề vĩ mô và gây thiệt hại lớn cho xã hội. Nhãn tiền là việc xả thải không qua xử lý chứa các mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Nhưng chưa hết, những hành vi trốn thuế, hối lộ quan chức, buôn lậu…ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế mặc dù không có những con số thống kê cụ thể.

Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự vô hình chung trở thành lá bùa hộ mệnh cho các pháp nhân phạm pháp. Mặc dù các cá nhân phạm tội để làm lợi cho các công ty, tập đoàn thì các pháp nhân này chỉ phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm dân sự, thương mại, hành chính.

Để tháo gỡ vấn đề này, những học giả và nhà lập pháp đã buộc phải phá vỡ nguyên tắc cá thể hóa TNHS để xem pháp nhân như những tổ chức phạm tội mà luật hình sự phải điều chỉnh. Nhưng vấn đề này gặp phải những rắc rối về phương diện học thuật lẫn thực tiễn áp dụng.

  •  7775
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…