DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo xử phạt giáo viên dạy thêm, xúc phạm nhân phẩm học trò liệu có tính khả thi?

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28/9/2018. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, sẽ được thông qua thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP.

Đáng chú ý, trong dự thảo này có mốt số nội dung gây tranh cãi trong thời gian gần đây:

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.

Thời gian gần đây những hành vi giáo viên xúc phạm học sinh, học sinh đánh giáo viên… đang làm dư luận hết sức lo lắng (Chúng ta có thể điểm qua một số vụ việc xôn xao dư luận thời gian qua: cô giáo bắt học sinh lớp 3 uống nước giẻ lau bảng tai Hải Phòng,vụ giá viên lớp Lá chửi trẻ “là thú hay là người” tại Tp. Hồ Chí Minh, vụ việc học sinh lớp 1 tại Gia Lâm Hà Nội bị giáo viên đánh bầm tím tay và bả vai,…). Đó là một trong những lý do chính mà Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo quy định này nhằm mục đích chính là để răn đe, tránh vi phạm.

Tuy nhiên, quy định trên hiện gặp nhiều ý kiến băn khoăn lo ngại về tính thiếu khả thi bởi để xác định hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học lại rất khó. Thường trước giờ nếu họ sinh hư, quá hiếu động thì cô thầy phải bảo ban học trò. Xúc phạm thân thể thì còn có khả năng để lại vết tích để xác định. Còn việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự thì dựa vào cái gì để xác định? Dưới trí tưởng tượng của người khác, dưới sự suy luận của người khác thì có thể ngay với những việc làm bảo ban của giáo viên cũng bị phụ huynh xem là xúc phạm danh dự của học trò (như việc phạt đứng góc lớp hay phạt bị nêu danh nhắc nhở trước lớp, trước trường khi vi phạm nội quy,…). Dường như, điều này vô tình đã làm cho khoảng cách giữa cô và trò trở nên xa cách hơn. Không những thế, có thể sẽ dẫn đến tiêu cực thầy cô sợ bị ràng buộc, sợ phải chịu trách nhiệm xử phạt theo quy định của dự luật nên sẽ dạy làm ngơ theo kiểu “sống chết mặc bay” cho khỏi lo mình bị vạ lây.

Còn về quy định xử phạt khi giáo viên ép buộc dạy thêm cũng khó có cơ sở pháp lý để xác định. Như thế nào thì được xem là ép buộc? Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận cấu trúc chương trình học trên trường không đủ thời gian để truyền tải hết kiến thức cho học trò. Đây là nguồn gốc vấn đề, từ đó phát sinh ra nguồn về “cầu”. Mà nguyên lý luôn là thế, có “cầu” ắt hẳn phải có “cung” để cân bằng lợi ích. Vậy thì lấy cơ sở đâu để cho rằng giáo viên ép buộc học trò phải đi học thêm???

 

Mời bạn xem chi tiết nội dung của Dự thảo TẠI ĐÂY

 

  •  2770
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…