DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo Nghị Định quản lý hoạt động kinh doanh Vàng.

    CHÍNH PHỦ                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số: /2011/NĐ-CP                                                    Hà Nội, ngày tháng năm 2011

                                 


NGHỊ ĐỊNH

Quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

----------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động sản xuất, gia công vàng miếng; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và kinh doanh sản phẩm phái sinh về vàng.

2. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam,

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8K (kara) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ số chỉ số lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất được ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất và lưu thông trong từng thời kỳ.

3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.

4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.

Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

1. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, phát triển hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Hoạt động sản xuất; kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

3. Hoạt động sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập doanh nghiệp và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

4. Các hoạt động kinh doanh vàng khác là hoạt động hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

5. Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp và các quy định tại Nghị định này.


File dự thảo đính kèm.
  •  10989
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…