DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo: Đừng gọi "Khởi nghiệp" là "Startup"

Làn sóng khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp ở nước ta hiện nay được đánh giá là "nóng", "rất nóng", và sẽ còn "nóng hơn nữa". Thế nhưng, để nói về vấn đề phức tạp này, vấn đề nhỏ đầu tiên là gọi tên nó sao cho đúng? Giới trẻ thì ra rả với nhau về "khởi nghiệp" bằng mỹ từ "startup", cơ quan quản lý thì lẫn lộn lúc "khởi nghiệp", lúc thì "startup", luật thì chưa giải quyết được vấn đề, nhưng dự thảo thì đã có. 

Theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính Phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá 14, nhiều khái niệm chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được "luật hoá" . Bản dự thảo đang được đăng tải để lấy ý kiến công khai tại cổng thông tin về dự thảo các văn bản luật của Quốc Hội. 

Theo Dự thảo này, cụ thể: 

Khởi nghiệp Startup

Về khái niệm "khởi nghiệp", dự thảo quy định: Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. 

 

Trong khi đó, khái niệm "startup" lại được định nghĩa trong dự thảo này là "khởi nghiệp sáng tạo" mà không phải đơn thuần là khởi nghiệp. Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. 

 

Như vậy, để được xem là một "startup", một doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

-  Là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý

- Mục đích của các kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa

- Có khả năng tăng trường nhanh

Ngoài ra, dự thảo cũng định nghĩa về một hình thức gọi vốn khá mới, hình thức gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). Theo đó, gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là hình thức huy động vốn từ số đông các cá nhân thông qua tổ chức trung gian cung cấp thông tin và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ việc huy động vốn trực tuyến. Bên cung cấp vốn và bên gọi vốn tự chịu rủi ro, trách nhiệm từ việc cấp vốn và hoàn trả vốn. Bên gọi vốn có thể hoàn trả bằng quà tặng, cổ phần, vốn vay hoặc dưới các hình thức khác.

  •  17772
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…