DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo: Định mức biên chế công chức, số lượng cấp phó ở các cơ quan, tổ chức thuộc ngành Y tế

Định mức biên chế công chức, số lượng cấp phó Ngành Y tế

Định mức biên chế công chức, số lượng cấp phó ngành Y tế - Minh họa

Bộ Y tế đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn một số điều về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành y tế. Nổi bật trong văn bản này là quy địnhh về Định mức biên chế công chức ccủa cơ quan, tổ chức các cấp và số lượng cấp phó của các lãnh đạo.

Cụ thể, Điều 6, Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định:

Định mức biên chế công chức của cơ quan, tổ chức:

1. Định mức biên chế trong các cơ quan, tổ chức cấp vụ

a) Lãnh đạo Bộ: Bố trí không quá 06 biên chế.

b) Vụ thuộc Bộ: Tối thiểu 15 công chức.

c) Văn phòng Bộ: Tối thiểu 62 công chức.

d) Thanh tra Bộ: Tối thiểu 39 công chức.

đ) Cục thuộc Bộ: Tối thiểu 30 công chức.

e) Phòng và tương đương thuộc Cục, Vụ: Bố trí tối thiểu 07 công chức.

2. Định mức biên chế Tổng cục thuộc Bộ và tổ chức thuộc Tổng cục

a) Lãnh đạo Tổng cục: Bố trí không quá 05 công chức.

b) Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục: Tối thiểu 15 công chức.

c) Phòng thuộc văn phòng Tổng cục: Bố trí tối thiểu 5 công chức.

3. Định mức biên chế trong Cục thuộc Bộ

a) Lãnh đạo Cục: Bố trí không quá 04 biên chế công chức.

b) Phòng và tương đương thuộc Cục: Bố trí tối thiểu 07 công chức.

4. Định mức biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Sở Y tế

a) Lãnh đạo Sở: Bố trí không quá 04 lãnh đạo Sở.

b) Văn phòng Sở: Bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.

c) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.

d) Thanh tra Sở: Bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức.

đ) Chi cục thuộc Sở: Bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.

5. Định mức biên chế phòng y tế cấp huyện:

Mỗi phòng y tế tối thiểu 02 công chức. Riêng Phòng y tế các quận thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: Mỗi phòng y tế tối thiểu 15 công chức.

Định mức số lượng công chức cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức:

1. Số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp vụ: bố trí không quá 3 công chức.

2. Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng thuộc tổng cục; phòng thuộc vụ, văn phòng, thanh tra, cục thuộc Bộ thực hiện theo quy định tại Nghị định 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm dưới đây.

  •  1138
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…