DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo: 18 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú

Dự thảo một số biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú

Dự thảo một số biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú - Minh họa

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú. Trong Dự thảo này có 18 loại biểu mẫu quan trọng, bao gồm Sổ đăng ký thường trú, Sổ đăng ký tạm trú, Phiếu đăng ký tạm vắng,…

Một số lưu ý về cách điền thông tin trong các biểu mẫu này:

1. Thông tin chung trong các loại biểu mẫu bao gồm: Thông tin về cá nhân, về địa chỉ cư trú và về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.

2. Đối với trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký cư trú cam đoan về nội dung một số thông tin trong các biểu mẫu thì người lập văn bản cam đoan phải chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

3. Cách ghi thông tin về cá nhân

Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh hành chính ghi theo các giấy tờ đã được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại đã được thay đổi theo quy định.

a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;

b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh (tháng 01 và tháng 02), 04 chữ số cho năm sinh;

c) Mục “Số định danh cá nhân” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);

d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;

đ) Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó;

e) Mục “Quê quán”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo quê quán của cha, mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán;

g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam;

h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải ghi theo đúng quy định của pháp luật về dân tộc, tôn giáo.

i) Mục “Tôn giáo”: Ghi tôn giáo theo giấy khai sinh hoặc theo khai báo của công dân.

k) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

(Điều 6 Dự thảo)

Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 36/2014/TT-BCA

Xem chi tiết dự thảo và các loại biểu mẫu tại file đính kèm dưới đây.

  •  1198
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…