DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự kiến: Thêm nhiều hành vi bị cấm trong hoạt động khám chữa bệnh và các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề

Nhiều điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi

Nhiều điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi

Chính phủ đang dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, trong đó đáng chú ý là việc quy định thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm và các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Luật này có 9 Chương và 92 Điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2023.

Tại Điều 6 Dự thảo, các hành vi bị nghiêm cấm được liệt kê như sau:

1. Vi phạm quyền của người bệnh.

2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Luật này.

3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề.

4. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề cho phép, trừ trường hợp cấp cứu.

5. Không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc không đáp ứng điều kiện lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.

7. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả.

8. Bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

9. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

10. Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.

11. Kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật chữa bệnh, tư vấn trong quá trình điều trị nhằm mục đích trục lợi.

12. Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

13. Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu.

14. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

15. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận hoặc tuyên truyền, xúi giục người bệnh từ chối hoặc không sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề mà người tuyên truyền, xúi giục không có chuyên môn về vấn đề đó.

16. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và nhân viên y tế; phá hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức.

17. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

So với quy định hiện hành tại Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Dự thảo đã bổ sung quy định cấm việc lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề đề phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng hoặc các phương pháp khám chữa bệnh chưa được công nhận hoặc không sử dụng những phương pháp khám chữa bệnh đã được công nhận.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghê, đình chỉ hành nghề tại Khoản 1 Điều 29 Luật KB, CB 2009 đã được bổ sung tại Khoản 1 Điều 26 Dự thảo:

Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

(1) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền

(2) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;

(3) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thủ tục;

(4) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không đúng quy định;

(5) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

(6) Không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục;

(7) Không đủ sức khỏe để hành nghề;

(8) Thuộc một trong các trường hợp bị cấm theo quy định của Chính phủ;

(9) Không đủ số điểm cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

(10) Bị Hội đồng chuyên môn xác định là có vi phạm đến mức phải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề;

(11) Lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn xác định là có sai sót về chuyên môn y tế đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời gian chứng chỉ hành nghề có giá trị hiệu lực;

(12) Lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12 hoặc 13 Điều 6 Luật này mức phải đình chỉ hành nghề trong thời gian chứng chỉ hành nghề có giá trị hiệu lực;

(13) Người hành nghề có đơn đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề;

(14) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Xem chi tiết toàn bộ 92 Điều của Dự thảo tại file dưới đây.

  •  1558
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…