DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự đoán hình phạt của trẻ chưa thành niên phạm tội vì…

Một ngày tháng 01/2015, A ( một cậu bé 15 tuổi ) bị B ( một người đàn ông giàu có 43 tuổi ) dụ đến nhà quan hệ tình dục. A đi vì đang cần tiền (300 ngàn ) nhưng mang theo 1 con dao (  để tự vệ hay uy hiếp B thì chưa rõ ). Kết quả của lần quan hệ tình – tiền kinh hoàng ấy là B bị A đâm chết và A bị bắt giữ sau 1 ngày bỏ trốn dưới sự giúp đỡ của 2 người bạn là C ( một cậu bé 14 tuổi ) và D ( một cậu bé 16 tuổi ) . Do A bị thương nên cả 3 đã đến bệnh viện và khi chuyển đến trung tâm chấn thương chỉnh hình thì bị phát hiện.  

Thật ra thì mình không dám nhận là chuyên sâu về hình sự. Nhưng với những tình tiết mà báo chí đưa, mình vẫn muốn tạm đưa ra 1 số dự đoán trong vụ án này , thiên về hướng giảm nhẹ tội cho 3 cậu bé A, C và D.

Hiện B được xác định là chết do A đâm. Tuy nhiên, có 3 hướng cần xác định chính xác khi định tội A đó là:

1/ A có phải đâm B với mục đích giết người bình thường? Điều này phải dựa vào giám định xem vết thương có được đâm 1 cách quyết liệt, ở những vị trí sinh tử, chắc chắn dẫn đến hậu quả là tước đoạt sinh mạng của B hay không? Tiếp theo, quá trình A và B giằng co diễn ra như thế nào, A có thực sự muốn giết chết B hay chỉ vì hoảng sợ mà đâm loạn, gây ra cái chết của B? Chuyện này chỉ có A và B biết . Nhưng xét về động cơ hay mục đích thì cho thấy khả năng A muốn giết chết B ( trong trạng thái tỉnh táo, quyết liệt , không do sự uy hiếp của B) là rất thấp.  Bởi lẽ, giữa 2 bên không có mâu thuẫn gì trước đó để A phải giết B. Như trên đã nói, con dao mang theo chỉ là để tự vệ hoặc uy hiếp B. Nếu muốn giết người thì A phải có kế hoạch chắc chắn hơn, chứ không để mình bị thương, không để đến lúc “đau quá” rồi mới ra tay.

Do vậy, tôi hi vọng tội danh giết người (theo điều 93 của BLHS) sẽ không đến với A.

2/ A có giết B do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng / do trong trạng thái bị kích động mạnh hay không ? Điều này rất có khả năng xảy ra nếu vết thương ở vị trí sinh tử. Lại 1 lần nữa dùng từ này để mô tả nhưng thực ra tôi cũng không biết trong hình sự thì cụ thể vị trí sinh tử nghĩa là thế nào, nhường cho cơ quan giám định và bác sĩ kết luận nguyên nhân gây cái chết của B. Và:

- Trong tình huống phòng vệ chính đáng, phải có thêm điều kiện là B có phản công lại, gây cho A cảm nhận sự nguy hiểm nếu không đâm B thì mình không thể thoát được. Điều kiện này phụ thuộc vào nghiệp vụ điều tra, bởi chỉ có 2 người A và B mới biết sự thật diễn ra thế nào. Nếu là người bảo vệ A, tôi sẽ hỏi A vì sao em đâm B ở những vị trí đó ? Câu trả lời của em sẽ cho thấy em có nghĩ đến khả năng làm chết B hay không. Một người muốn nhanh chóng hạ ngục người khác sẽ phải phân tích chỗ nào là chỗ chí mạng. Và một người né tránh chỗ chí mạng sẽ là người thông minh. Một người quyết định chọn vị trí đó, bất chấp hậu quả sẽ có khả năng rơi vào tội danh giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo điều 96 của BLHS – khung hình phạt từ cải tạo 2 năm, hoặc tù từ 3 tháng đến 2 năm ).

- Trong tình huống bị kích động mạnh, khả năng này khá cao. Thử nghĩ bạn rơi vào hoàn cảnh như A, liệu bạn có bị kích động và mất bình tĩnh xử lý hay không. Rất có thể phải không? Ngoài xác định tinh thần của A lúc đó cũng như ý kiến bác sĩ tâm lý, thì có một căn cứ khá vững đó là hành vi của B. Hành vi của B ở đây hoàn toàn rơi vào tội phạm nghiêm trọng (tội giao cấu trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm ). Nếu xử ở tội danh này theo điều 95 của BLHS thì A có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

3/ Nếu vết thương không phải chí mạng nhưng B vẫn chết vì không cứu chữa kịp, bị mất máu, do phát bệnh lý khác  v..vv thì A sẽ rơi vào trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Trường hợp này chia ra làm 3 loại:

a/ Cố ý gây thương tích trong điều kiện xung đột bình thường dẫn đến chết người, theo khoản 3 điều 104 của BLHS có khung hình phạt từ 5 đến 10 năm

b/ Cố ý gây thương tích trong trạng thái kích động dẫn đến chết người do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, theo khoản 2 điều 105 của BLHS có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm.

c/ Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, theo điều 106 của BLHS có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo 2 năm,  hoặc tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Trong 3 loại tội danh trên, thì nếu ở loại c, A sẽ chịu mức phạt thấp nhất. Nhưng để xếp vào loại trường hợp này thì phải chứng minh được A là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bằng cách tìm hiểu tình trạng của hai bên lúc bấy giờ, khả năng gây nguy hiểm của B đối với A thế nào. B có quyết liệt đối với A hay không, có đe dọa giết A hay tổn thương A hay không. Nếu có thì A mới được xét là vì phòng vệ chính đáng nên phải đâm B, tương tự ở đoạn 2 của mục 2 ở trên.

Nếu hướng này thiếu cơ sở thuyết phục, luật sư có thể chọn trường hợp b, có mức phạt trung bình. Căn cứ thuyết phục phụ thuộc vào việc xác định trạng thái tinh thần của A lúc đó, tương tự ở đoạn 3 của mục 2 ở trên. B đã có hành vi trái pháp luật với A. Vì vậy chắc là đa số đứng về phía A trong vụ án này. Mặc dù hành vi của A là sai nhưng thực sự rất đáng thông cảm.

Còn loại a, đây không nên là lựa chọn khi làm luật sư bào chữa cho A, do đó tôi chỉ dừng lại ở c và b.

Về phần 2 em C và D. Theo điều 313 của BLHS về che giấu tội phạm, 2 em chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu A bị kết tội giết người theo điều 93 của BLHS. Do ở trên đã loại trừ khả năng này khá cao, tôi nghĩ nếu thực sự không thể buộc tội A theo điều 93 thì 2 em C và D nên sớm được tại ngoại vì hành động nhân danh bạn bè của mình, tránh cho 2 em những ảnh hưởng không tốt khi phải bị điều tra, xem xét như một bị can trong vụ án.

Gởi tới thầy dạy hình sự của em bài viết này thay cho lời cảm ơn và xin lỗi vì em vẫn chưa học tốt môn học lắm.   

P/s: vì A chỉ mới 15 tuổi nên theo điều 74 của BLHS sẽ được hưởng mức phạt < = 1/2 mức phạt quy định 

 

  •  3554
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…