DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đốt rác làm cháy rừng: Bồi thường và xử lý thế nào?

Liên quan đến vụ cháy rừng mới đây nhất tại Hà Tĩnh Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tạm giữ hình sự một đối tượng đốt rác gây cháy rừng ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân [Theo VietNamnet]

Hiện công an Nghi Xuân đang củng cố hồ sơ, để xử lý đối tượng.

Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy cùng phân tích một số vấn đề liên quan đến hành vi của đối tượng có thể phải chịu trách nhiệm thế nào?

Hành vi đốt rác bừa bãi làm lửa lan sang gây cháy rừng phòng hộ đã có dấu hiệu phạm tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017

Cụ thể như sau:

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Tuy nhiên còn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra về mức độ thiệt hại (định giá tài sản giá trị thiệt hại do cháy rừng gây ra)

Ngoài ra, Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tại điều 17 đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính khi Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng. (Xem chi tiết Nghị định để biết thêm các mức xử phạt)

  •  3365
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…