DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"ĐỒNG CẢM" VỚI THAM NHŨNG

 

“Tham nhũng” khái niệm không phải mới nhưng vẫn là đề tại nóng bỏng tại thời điểm hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị đã và đang quyết tâm  triệt tiêu tận gốc vấn nạn này. Nhằm tạo cho bộ máy Nhà nước trong sạch, môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch, kinh tế phát triển bền vững, đời sống nhân dân được cải thiện; để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Song muốn giải quyết được vấn đề thì phải đi tìm hiểu nguyên nhân của nó, có như vậy, chúng ta mới biết cách chữa trị hiệu quả. Chính vì lẽ đó, tôi đã đặt bút viết nên những dòng suy nghĩ này.

Một bộ phận đông đảo người dân Việt Nam cho rằng: nguyên nhân của tham nhũng là do chế tài xử lý thiếu tính răn đe. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy, mà đó chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ. Nhiều lúc tôi “đồng cảm” với những người tham nhũng, nó không phải vấn nạn mà là điều tất yếu của cảnh mưu sinh – chúng  ta buộc lòng phải chấp nhận. Bởi lẽ, tiền lương cán bộ công chức Việt Nam còn quá thấp nên đã đẩy họ vào vòng lẩn quẩn của tham nhũng. Mọi người hãy nghĩ xem, một vị cán bộ công chức làm từ 22 tuổi đến 42 tuổi, giả định với mức lương trung bình khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, trừ đi các chi phí thì họ ước dư chừng 72 triệu đồng, nếu họ chỉ nuôi chính bản thân mình. Vậy tiền đâu ra để họ nuôi gia đình, con cái, mua nhà…; nhưng thực tế thì họ phải có đủ tiền để chi cho các khoản cần thiết chính đáng đó, vậy nên cuộc sống đã đưa họ đến hai từ “tham nhũng” dù rằng họ chẳng muốn. Tôi nói như thế không phải ủng hộ tham nhũng mà để chúng ta nhịn nhận vấn đề một cách khách quan mà nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Theo tôi, cần phải thực hiện như sau:

(1)  Cải cách tiền lương là yếu tố hàng đầu: chúng ta phải tạo cho cán bộ công chức một nguồn thu nhập ổn định để họ trang trải cho những nhu cầu cơ bản và thiết yếu của mình, có làm được như vậy thì họ mới không tham nhũng. Nhưng khi đặt vấn đề tăng tiền lương thì sẽ tạo nên gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bởi vậy, chúng ta cần phải có lộ trình trong thời gian dài hạn, chứ không thể nóng vội làm gấp rút được. Nếu ta thực hiện được vấn đề này thì tiếp tục là;

(2)  Nên giữ lại một phần lương của cán bộ công chức để trả khi thời điểm họ về hưu: đây là biện pháp phần nào giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hơn thế nữa sẽ hạn chế tham nhũng. Bởi lẽ, khi cán bộ công chức muốn tham nhũng họ luôn tính toán giữa điều được với cái mất. Nếu thời gian làm việc càng lâu thì lương nợ của Nhà nước với họ càng lớn, mà rằng họ tham nhũng nếu bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa số nợ ấy không bao giờ được trả; vậy nên sẽ hạn chế được tham nhũng.

(3)  Cần có một chế tài hợp lý: khi hai nguyên tắt trên phát huy không đạt 100% hiệu quả thì chế tài mới nên “vào cuộc”.

Tại đây tôi xin mượn câu nói của ông cha ta từ ngàn đời nay vẫn dùng đó là : “bần cùng sinh đạo tặc”. Bởi thế, trước hết chúng ta phải lo cho đời sống của cán bộ công chức nước nhà được ổn định là điều tiên quyết, nếu khi nào chưa cải cách được chính sách tiền lương phù hợp thì chừng đó còn tham nhũng.  Ở bài viết này tôi không đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề, mà chỉ đem đến cách nhìn nhận sực việc, mầm mống của sự tham nhũng là ở tiền lương chứ không phải là chế tài. Nếu lương không đủ cho cán bộ, công chức sống mà chế tài tăng nặng với tham nhũng thì chẳng ai dám làm cán bộ, công chức Nhà nước. Khi ấy hệ lụy cho xã hội sẽ vô cùng lớn hơn cảnh tham nhũng hiện nay. Điều mà tôi muốn nhắn gửi qua bài viết này là “chúng ta nên cải cách từng bước, không nên nóng vội, chống tham nhũng không phải cầm giao giết chết nó mà làm sao cho nó không muốn tồn tại”.

                                                                         

  •  5683
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…