DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Đơn kêu oan” có phải là “Đơn tố cáo”?

Xét về mặt lý thuyết, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, trực tiếp về trình tự, thủ tục “kêu oan” trong các vụ án hình sự. Chính vì vậy, về nguyên tắc chúng ta cần phải xem xét thủ tục kêu oan một cách gián tiếp thông qua các quy định liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo đó, về đại thể, trong trường hợp nếu người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án cho rằng “họ KHÔNG thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một cách "trái pháp luật” thì họ có quyền tiến hành kêu oan, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kịp thời khắc phục, sửa chữa sai sót.

Ví dụ: trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án (trừ trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật).

Xét về mặt nội dung, “Đơn kêu oan” của người cho rằng mình bị oan có thể viết với nội dung: tố cáo hành vi bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, hay khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai… đối với cán bộ trong hoạt động tư pháp.

Mặt khác, Luật Tố cáo 2011 có quy định: 

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh đó, Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 cũng có quy định về Người có quyền tố cáo như sau:

Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Câu hỏi đặt ra: Vậy trong trường hợp "đơn kêu oan" có nội dung về tố cáo hành vi bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, hay khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai… đối với cán bộ trong hoạt động tư pháp... thì đơn này có được xem là "đơn tố cáo" hay không?

Câu trả lời: Dựa vào nội dung tố cáo trong đơn kêu oan mà tùy trường hợp xem xét đây có được coi là đơn tố cáo hay không. Cụ thể, có 02 trường hợp sau:

        - Trường hợp thứ nhất:

Nếu kêu oan có nội dung phản ánh hành vi mà có dấu hiệu tội phạm của các cán bộ tư pháp thì đây sẽ là thông tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và được giải quyết theo quy định tại Điều 144 BLTTHS 2015.

       - Trường hợp thứ hai:

Nếu đơn kêu oan có nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật (chưa đến mức có dấu hiệu là tội phạm) của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì đây sẽ là đơn tố cáo và sẽ do người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết theo khoản 1 Điều 481 và Điều 482 BLTTHS 2015.

  •  5538
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…