DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đối Tượng Tác Động Của Các Tội Xâm Phạm Quyền Sở hữu

Loại tài sản là đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam???

- Theo các quy định tại chương XIV về các tội xâm phạm quyền sở hữu tại http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-46056.aspx" target="_blank">BLHS 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu là tài sản (chương XVI của BLHS 2015 có hiệu lực ngày 01/7/2016 

- Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội trong chương này. Theo như BLDS 2005 quy định về tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Vậy thì loại tài sản nào sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm của chương xâm phạm quyền sở hữu???

- Về nguyên tắc, tài sản là vật thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu phải là vật có thực, tức là vật hữu hình mà con người có thể sờ mó được bằng cách thông thường. Ngoài ra vật đó còn phải đáp ứng được một số đặc điểm như sau: phải là sản phẩm lao động của con người (vì vậy tài nguyên thiên nhiên không là đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu); vật không có tính năng đặc biệt (tức là không có công dụng đặc biệt và có giá trị sử dụng chung (những vật mang tính chất an sinh)).

- Tiền là đối tượng tác động của các tội phạm chương này (lưu ý: tiền trong trường hợp này phải là tiền được phép lưu thông,  tiền giả không là đối tượng tác động của các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu).

- Về giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) thì có hai loại như sau: vô danh (không ghi tên chủ sở hữu), hữu danh (có ghi tên chủ sở hữu). Lưu ý:chỉ những tài sản vô danh (không ghi tên chủ sở hữu) mới là đối tượng tác động của chương này vì khi chiếm đoạt các loại giấy tờ này người chiếm đoạt thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản đó (chẳng hạn như có quyền mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,…). Còn các quyền tài sản hữu danh về nguyên tắc phải ghi tên của chủ sở hữu nên việc thực hiện các quyền sở hữu chỉ dành cho người đứng tên trên loại giấy tờ đó nên không thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu.

- Về quyền tài sản: Không là đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu.

- Các loại tài sản trên thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu có thể là tài sản hợp pháp hoặc bất hợp pháp. 

  •  18380
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…