DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đôi dòng suy nghĩ tản mạn về "hiếp dâm đồng giới"

Thấy đợt này các bác tranh luận nhiều về giới tính của người phạm tội và nạn nhân trong vụ án hiếp dâm quá. Em cũng xin góp vui mấy dòng em viết hồi năm ngoái. Có vấn đề gì các bác bổ sung và cho ý kiến nhé!

ĐÔI DÒNG SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ "HIẾP DÂM ĐỒNG GIỚI

KÌ I

Lâu nay, cả người dân và giới nghiên cứu Luật học thường có những nhầm lẫn cơ bản trong việc hiểu bản chất của Điều 111, BLHS. Một trong số đó là quan điểm: “Chủ thể của tội hiếp dâm (người thực hành) chỉ có thể là nam giới và nạn nhân chỉ là nữ giới.” Vấn đề là chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đề cập tới vấn đề này. Hiểu theo góc độ nào đó, quan điểm trên vốn xuất phát từ thực tế chưa có một vụ án nào mà nạn nhận là nam giới hoặc thủ phạm là nữ giới bị xét xử.
Nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp được hiểu là “Hiếp dâm đồng giới” khiến cộng đồng tốn không ít giấy mực. Những trường hợp nam “hiếp dâm” nam hay nữ “hiếp dâm” nữ chưa bao giờ bị xét xử về tội “Hiếp dâm” theo điều 111, BLHS. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề không nằm ở chủ thể hay nạn nhân mà nằm ở hành vi. Hiện nay chưa có một định nghĩa pháp lý đầy đủ và chi tiết về hành vi “giao cấu” nên vẫn phải sử dụng Từ điển tiếng Việt. Theo đó, “giao cấu” là “giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái”. Chính cách hiểu này đã dẫn đến thực tế như đã nêu.
Như vậy, nếu bằng cách nào đó, một người thuộc nữ giới, sử dụng một thủ đoạn nào đó khiến nam giới giao cấu trái ý muốn với mình thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 111, BLHS. Còn đối với hướng giải quyết tình trạng “hiếp dâm đồng giới” như trên sẽ được Công ty Luật Nam Long và Cộng sự tiếp tục bàn luận trong bài viết sau.

 
Kì II
Tiếp tục bài viết ngày hôm qua, Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin được tiếp tục với nội dung xử lý thế nào đối với các trường hợp “hiếp dâm đồng giới”.
Như trong bài viết trước, rõ ràng Tội danh Hiếp dâm theo Điều 111, BLHS rõ ràng sẽ không được áp dụng trong trường hợp này. Vậy sẽ giải quyết như thế nào?
Câu trả lời là Điều 121, BLHS quy định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể khái niệm pháp lý “xúc phạm” nên tạm thời đang sử dụng khái niệm trong Từ điển tiếng Việt, theo đó, “xúc phạm” là “động chạm đến, làm tổn thương đến cái thiêng liêng, cao quý cần phải gìn giữ”. Như vậy, những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 121, BLHS. Hành vi “hiếp dâm đồng giới” đứng trên chuẩn mực đạo đức, xã hội của Việt Nam mà xem xét, theo quan điểm cá nhân LS. Nguyễn Huy Long thì đã đáp ứng điều kiện này. Và chắc chắn không phải chỉ có mình LS. Nguyễn Huy Long nghĩ vậy – đây chính là quan điểm của đa phần người dân Việt Nam – quan điểm chung của xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa vụ việc nào được xử lý theo hướng này. Tại sao? Có hai lý do chính:
- Thứ nhất, để khởi tố vụ án đối với những trường hợp đơn thuần theo khoản 1, điều 121, BLHS thì cần phải tuân thủ điều kiện tại điều 105, BLTTHS
- Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn thiếu kinh nghiệm xử lý loại tội phạm này và tâm lý “sợ sai” tới mức thiếu tự tin trước những vụ việc nhận được sự quan tâm của báo chí.
Về hướng giải quyết thì hiện nay cũng không có giải pháp nào thực sự tỏ ra hiệu quả đối với trường hợp này. Nhanh gọn nhất có thể kể đến là việc ra một văn bản hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải có những sửa đổi kịp thời. Hiện nay có nhiều quan điểm được nêu ra. Công ty Luật Nam Long và Cộng sự sẽ tiếp tục phân tích trong bài viết tiếp theo.


Kì III
Trong bài viết lần này, như kì trước đã nêu, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với thực tế:
Hướng thứ nhất: Đưa ra một khái niệm pháp lý mới cho thuật ngữ “giao cấu”. Tuy nhiên, để đưa ra một khái niệm bao quát nhất thì lại là việc làm không hề đơn giản, bởi lẽ việc quan hệ tính giao đồng giới thường muôn hình vạn trạng, khó lòng “miêu tả” hết.
Hướng thứ hai: Quy định riêng biệt về các hành vi tính giao đồng giới. Cũng như trên, việc đặt ra khái niệm pháp lý và cả khái niệm sinh học cũng là một câu hỏi lớn. Hơn nữa sẽ dẫn đến sự phức tạp trong hệ thống pháp luật.
Hướng thứ ba: Điều luật về Hiếp dâm sẽ có kết cấu tương tự như các quy định của pháp luật Trung Quốc, theo đó, sẽ có một tội danh mang tên: Tội phạm tình dục. Sau đó, sẽ quy định các mức độ, các trường hợp, việc liệt kê các thuật ngữ sinh học trong hoạt động tính giao đồng giới sẽ dễ dàng hơn. Vấn đề ở đây là liệu có nên thay đổi toàn diện như vậy hay không, bởi các tội phạm khác không cần thiết như vậy, một mình tội phạm tình dục đứng riêng như vậy – phải chăng là một sự lẻ loi đến lố bịch. Nhưng thiết nghĩ, nếu thay đổi ở mức độ vừa phải, nghĩa là chỉ cần tăng số khoản, điểm của Điều 111 lên, ta sẽ có một điều luật dài, đảm bảo nội dung, không phá vỡ kết cấu chung của Bộ luật hình sự. Có lẽ đó sẽ là giải pháp khả dĩ nhất. Tuy nhiên, Điều 111 khi đó sẽ có hình hài như thế nào, cụ thể ra sao? Luật Nam Long chưa nghĩ tới điều đó! Đây sẽ là công trình của cả xã hội, không riêng một cá nhân, tổ chức nào cả!

  •  3689
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…