DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp và vấn đề vi phạm pháp luật !

 

Cụm từ "vi phạm pháp luật" chắc chúng ta ai cũng hiểu, đó là sự vi phạm các quy định của pháp luật từ nghiêm trọng đến mức độ nhẹ. Một doanh nghiệp muốn cư xử phù hợp với pháp luật đôi khi không đơn giản vì các quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp là rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hoạt động sản xuất kinh doanh rộng... Doanh nghiệp muốn không vi phạm pháp luật đôi khi đòi hỏi phải có sự nhắc nhở từ các cơ quan Nhà nước, hoặc sự tư vấn nội bộ của bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp; nếu không có mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan để đôi lúc họ còn nhắc nhở cho, hoặc nếu không coi trọng bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp để đôi lúc họ còn tư vấn cho thì doanh nghiệp rất dễ vi phạm pháp luật và sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất là bị phạt tiền... làm hiệu quả sản xuất kinh doanh ít nhiều giảm xuống.

Vídụ: Tại Nghị định69/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực...

Điều 4. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động trong phạm vi quản lý với các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 200 người;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Công bố sai thẩm quyền về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm;

b) Thực hiện việc thu tiền trái phép đối với các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;

b) Lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, dân tộc, đạo đức xã hội.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi, đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Như vậy ,đây là một chế tài hành chính mà doanh nghiệp có thể dễ dàng vi phạm do không để ý..., tất nhiên để có chế tài này thì Luật nội dung cũng đã quy định rồi nhưng có thể thấy nếu không có sự tư vấn, hoặc cảnh báo thì có lẽ nhiều doanh nghiệp không bao giờ lại nghĩ là doanh nghiệp phải đứng ra tổ chức tuyên truyền các quy định về phòng chống HIV/AIDS cho người lao động

Có lẽ sẽ không thiếu những ví dụ cho thấy doanh nghiệp phải có sự cảnh báo mới không vi phạm pháp luật..., vậy nếu những bạn nào có các ví dụ tương tự thì cho luôn vào topic này nhé, nhất là những quy định giàng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ít liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung./.

  •  10540
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…