DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có được góp vốn hay không?

 

NGUYỄN VĂN TIẾN – LỚP CH LUẬT 16, ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Doanh nghiệp tư nhân có được góp vn hay không?

 

Hiện nay nhiều Doanh nghiệp tư nhân muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng hình thức góp vốn cùng các tổ chức, cá nhân khác thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần …, nhưng khi đi làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoach và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì bị từ chối. Vậy vấn đề ðặt ra là Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn thành lập doanh nghiệp mới hay không?

Về vần đề này hiện nay có hai quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn. Những người theo quan điểm này chỉ ra cơ sở pháp lý là khoản 3, Điều 13 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp 2005). Theo đó, khoản 3, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: ″Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này″. Khoản 4, Điều 13 Luật Doanh nghiêp 2005 chỉ cấm hai trường hợp không được mua cổ phần hoặc góp vốn, đó là:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Như vậy Doanh nghiệp tư nhân không thuộc diện bị cấm góp vốn theo quy định của pháp luật mà Doanh nghiệp tư nhân cũng là một ″tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh″ . Do đó việc không cho Doanh nghiệp tư nhân góp vốn là vô lý và không công bằng vì Nhà nước ″bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh″.

Ngược lại, quan điểm thứ hai lại cho rằng Doanh nghiệp tư nhân không được tham gia góp vốn. Những người theo quan điểm này cho rằng Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn nên không thể tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần được.

Theo quan điểm của mình, chúng tôi tán thành với quan điểm thứ hai cho rằng Doanh nghiệp tư nhân không được tham gia góp vốn, nhưng không đồng ý với cách lý giải của những người theo quan điểm này bởi khi nói tới chế độ trách nhiệm về tài sản trong doanh nghiệp luôn luôn cần phân biệt trách nhiệm của chủ doanh nghiệp hay của các thành viên góp vốn hay của các cổ đông với trách nhiệm của doanh nghiệp. Nói trách nhiệm vô hạn hay trách nhiệm hữu hạn về tài sản ở đây là muốn nói tới trách nhiệm của chủ doanh nghiệp hay của các thành viên góp vốn hay của các cổ đông chứ không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nghiệp dù là Doanh nghiệp tư nhân hay Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn luôn luôn phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản (tức là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình). Vì vậy không thể cho rằng Doanh nghiệp tư nhân không được tham gia góp vốn dựa trên lý do nó là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.

  •  36163
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…