DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu?

Doanh nghiệp chế xuất là gì?
 
   Tại khoản 21, Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy giải thích thuật ngữ Doanh nghiệp chế xuất như sau: 
 
   "Điều 2. Giải thích từ ngữ
 
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế."
 
   Doanh nghiệp chế xuất (tên tiếng Anh là: Export Processing Enterprise) là những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác. Những doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu dân cư.
 
   Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu kinh tế thì bắt buộc phải ngăn cách với các khu vực bên ngoài theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được xuất khẩu 100% đi nước ngoài và phải được khai báo đầy đủ với cơ quan hải quan.
 
Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất
 
   Đối với doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng với cơ quan thuế địa phương.
 
   Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước”.
 
   Do đó, doanh nghiệp nội địa khi mua hàng trong doanh nghiệp chế xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
 
   Mức thuế suất bao nhiêu % còn áp dụng đối với loại hàng hóa nào chứ không có một mức chung cho tất cả các loại hàng hóa. Vì vậy cần tìm hiểu trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, Biểu thuế giá trị gia tăng (thường giao động ở mức là 5%, 10%).
 
   Về việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO: CO có ý nghĩa là chứng minh xuất xứ của hàng hóa là thuộc về quốc gia nào, từ đó có thể xem xét có được giảm ưu đãi thuế quan hay không. Còn C.O không có ý nghĩa đối với việc xuất nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp trong nước và ngược lại.
 
   Như vậy, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, và được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  •  5002
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…