DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đồ dùng, tư trang cá nhân - tài sản chung hay riêng?

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, pháp luật luôn có sự thay đổi để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội. Đối với mỗi một ngành luật, luôn có sự thay đổi, bổ sung những quy định trước nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật trước đó. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng vây, pháp luật luôn hướng tới điều chỉn kịp thời các quan hệ xã hội. Pháp luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, so với các quy định trước đó, đã có nhiều sự thay đổi, một trong những quy định đổi mới tích cực đó là đã bỏ “căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng” là “đồ dùng, tư trang cá nhân” của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Điều này xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với căn cứ không phù hợp nêu trên. Bởi vì, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì cứ là dồ dùng tư trang cá nhân là thuộc tài sản riêng của vợ, chồng mà không có quy định nào hạn chế giá trị tài sản, không quy định loại tài sản nào được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng; đồng thời pháp luật cũng không xem xét nguồn gốc hình thành đồ dùng tư trang là từ tài sản chung hay riêng.

Do đó, có thể hiểu người nào (vợ hoặc chồng) quản lý, sử dụng tài sản đó sẽ được xác định là tài sản riêng của người đó. Với quy định như vậy rõ ràng là không phù hợp, vô tình đã tạo khe hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép tài sản chung sang tài sản riêng, gây thiệt hại cho bên còn lại. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ văn hóa truyền thống của người Việt trong việc tặng, cho con cái các loại tư trang vào ngày cưới, văn hóa cất giữ tiền bạc thông qua các loại tư trang; vì vậy, thiết nghĩ các món trang sức trong trường hợp này được ghi nhận như một sự tích lũy của cải vật chất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mang thuộc tính “tiền tệ”, như một phương thức cất giữ, tiết kiệm tài sản chung của gia đình.

Từ đó có thể thấy, việc pháp luật HN&GĐ năm 2014 bỏ căn cứ nêu trên là hoàn toàn phù hợp, tiến bộ.

  •  3976
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…