DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đính chính văn bản kiểu Tào Tháo?

Gần đây, liên tục xuất hiện những văn bản đính chính của các Bộ không đúng với quy định tại điều 30 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Vậy đâu là nguyên nhân xảy ra hiện tượng này?

Điều 30. Đính chính văn bản

Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.

1. Phải chăng các Bộ không biết luật?

(i) Ngày 14/8/2014, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1989/QĐ-BTC đính chính Thông tư 76/2014/TT-BTC nhưng thực ra đây là văn bản sửa đổi, bổ sung. Đơn cử, điều 6 Thông tư 76 bổ sung thêm một cụm dài: “(chỉ áp dụng đối với trường hợp Nhà nước phải phân bổ để xác định tiền sử dụng đất khi Nhà nước trực tiếp giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc xác định giá trị tài sản là nhà gắn liền với đất đối với quỹ nhà thuộc sở hữu của Nhà nước tại các tòa nhà nhiều tầng; không áp dụng đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế để thực hiện dự án xây dựng nhà ở nhiều tầng để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê)”.

Rõ ràng, đây không thể là lỗi kỹ thuật trình bày dẫn đến thiếu sót mà là yếu tố chủ quan lúc ban hành đã tạo nên sự thiếu sót này.

(ii) Ngày 07/7/2014, Bộ Công an ban hành Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân thì bị giới Luật sư cả nước phản đối điều 38 của Thông tư này vì quy định trên còn chung chung, rất dễ bị điều tra viên và cơ quan điều tra lạm dụng để làm khó luật sư.

Ngay sau đó, Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) chính thức có văn bản đề nghị Bộ Công an xem xét, cải sửa những nội dung không phù hợp tại Điều 38 Thông tư này.

Ngày 17/8/2014, Bộ Công an đã  tiếp thu những kiến nghị đó bằng việc ban hành Quyết định 4740/QĐ-BCA đính chính Thông tư 28 để sửa đổi, bổ sung điều 38.

Rõ ràng, nội dung điều 38 không phù hợp từ lúc ban hành (bị dư luận phản ánh) nên mới được sửa đổi, bổ sung chứ không phải do sai sót kỹ thuật trình bày văn bản. Đáng lẽ ra, Bộ Công an phải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 28 theo luật định chứ không phải quyết định hành chính để sửa đổi.

Dư luận tỏ ra nghi ngờ: Phải chăng các Bộ không biết luật?

2. Phải chăng các Bộ làm theo Tào Tháo?

Ở góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng khó có thể xảy ra trường hợp các Bộ không biết luật. Bởi lẽ, trước khi ra đời một văn bản đã có sự tham mưu của bộ máy giúp việc cho Bộ trưởng (“bộ máy” này là tập hợp những chuyên gia hàng đầu về luật nên không thể không biết quy định pháp luật cơ bản này).

Nguyên nhân dẫn đến sự sai này của các Bộ rất có thể là học tập theo tư tưởng của Tào Tháo (thời Tam Quốc): Biết sai sửa sai chứ không nhận sai.

Nếu các Bộ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung là đồng nghĩa với việc thừa nhận mình ban hành văn bản sai. Song không thể không sửa đổi, vì Nhân dân phản ánh đúng và các Bộ đã nhận thấy cái sai của mình.

Thế là, các Bộ chọn giải pháp “biết sai thì sửa sai nhưng không nhận mình sai” bằng việc lợi dụng văn bản đính chính để sửa đổi nội dung sai và đổ lỗi cho sự sai ấy là “đánh máy, khâu in ấn, kỹ thuật…”.

P/s: Các Bộ biết sai, sửa sai là tốt song cần phải nhận sai để tránh xảy ra những cái sai mới như trường hợp đính chính này.

  •  5264
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…