DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều sỉ nhục của Quốc gia mất chủ quyền

Cuộc đời cầu thủ có bao lâu, xuống sân thì cống hiến hết mình, chẳng thiết đến tính mạng, mà vì thể diện quốc gia. Nhưng kết quả được gì chứ! Lúc thành công rực lên lá cờ tổ quốc thì khen lấy khen để, đến khi không may thất trận thì bị bôi tro trát trấu vào mặt, mọi tội lỗi cứ đổ lên đầu mình; luôn miệng bảo đầu tư, quan tâm đến bóng đá nam thật nhiều mà kết quả lại thảm hại thế, thật không đáng quan tâm. Nhiều khi thấy buồn và tủi thân cho cái nghề cầu thủ, mà thật ra cái nghiệp mới đúng. Ngày chiến thắng thì ở trên mây, lúc chấn thương thì thành đồ phế thải, có mấy ai quan tâm; thậm chí bữa ăn của chúng tôi cũng chưa đủ chất để thi đấu tốt; các bác lãnh đạo cứ bày ra chỉ tiêu này, vạch ra kế hoạch kia như thể ra lệnh cho chúng tôi, nhưng thử hỏi các bác ấy có quan tâm đến tâm tư, đời sống của cuộc đời cầu thủ chưa, chẳng tâm lý chút nào cả. Chúng tôi vẫn im lặng nuốt những niềm đau và cả sự bực tức, thi đấu vì lòng tự tôn dân tộc, thể diện quốc gia. Vậy mà khi gặp rủi ro nghề nghiệp, báo chí dèm pha la ó, đáng lẽ các bác ấy nói đỡ một tiếng; nhưng không, các bác ấy “im lặng là vàng”.

Chúng tôi cũng không chấp chi những điều đó vì chấp cũng chẳng được gì. Đến khi chúng tôi muốn thi đấu một trận giao hữu quốc tế với câu lạc bộ Arsenal vào ngày 17/7 tới nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như quảng bá bóng đá Việt Nam đến bạn bè quốc tế vậy mà các bác cũng không lo được.

Ban quản lý sân Mỹ Đình thì đòi tăng giá, bởi lâu lâu mới có con mồi lớn; còn nhà tài trợ thì cò kè bớt một thêm hai nhằm giảm chi phí. Ôi giời! Bọn họ đang kinh doanh trên đôi chân, mồ hôi và nước mắt của chúng tôi, thậm chí là bán danh dự của quốc gia như không hề một chút xấu hổ. Đáng lẽ phải có con tim để nghĩ đến chúng tôi, khán giả và đất nước đang nghĩ gì chứ!

Sân Mỹ Đình năm 2008, cái ngày mà chúng tôi làm rạng rở Việt Nam khi đánh bại Thái Lan để trở thành cường quốc bóng đá số 1 Đông Nam Á. Khi ấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nụ cười và niềm hảnh diện, tự hào về chúng tôi bước xuống sân trao CUP và tặng huy chương cho toàn đội, cùng ăn mừng chiến thắng với đội tuyển quốc gia. Lúc đó chúng tôi cười ra nước mắt vì Thủ tướng quan tâm đến chúng tôi biết chừng nào, nhưng những năm qua gặp nhiều biến cố, chúng tôi thi đấu không tốt (dẫu rằng FIFA vẫn xếp chúng tôi vị trí số 1 Đông Nam Á), có lẽ các bác cũng bỏ lơ chúng tôi.

Mà cũng có quan tâm đấy chứ! Ngày 08/3/2013 Thủ tướng Chính phủ có quyết định419/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định này toàn đặt ra những mục tiêu rất là mục tiêu, đến năm 2020 đội tuyển quốc gia nam và U23 nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á hoặc SEA Games (từ 1 - 2 lần); bóng đá nam đứng trong nhóm 15 quốc gia có nền bóng đá hàng đầu châu Á; đến năm 2030 phải vào top 10 quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á… Còn thực tế thì chẳng có gì đổi thay.

Ngay việc đội tuyển bóng đá quốc gia muốn thi đấu một trân giao hữu quốc tế trên chính sân vận động quốc gia của mình thì cũng gặp khó khăn, kẻ thách giá người cò kè bớt một thêm hai. Thử hỏi sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây 5 năm trên sân Mỹ Đình giờ nơi đâu? Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch là gì? Đừng để bóng đá nói riêng, thể thao nói chung và hình ảnh quốc gia trở thành trò trả giá bất lương đến thế.

Đội tuyển Quốc gia không được thi đấu trên sân Quốc gia của mình chẳng khác gì đất nước không có quyền tự chủ? Một sỉ nhục lớn cho nền bóng đá nước nhà. Đừng hỏi vì sao bóng đá nước nhà không phát triển, mà hãy hỏi các bác đã làm gì cho bóng đá nước nhà.

  •  5295
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…