DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Giáo dục cho người khuyết tật

Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập (sau đây gọi tắt là "Trung tâm" là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

1. Điều kiện thành lập Trung tâm

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì Trung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

- Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương;

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

2. Điều kiện hoạt động

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì Trung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:

- Có Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

- Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm trẻ tự kỷ:

+ Trụ sở, phòng làm việc của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên;

+ Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của Trung tâm;

+ Khu nhà ở cho học sinh đối với Trung tâm có trẻ tự kỷ nội trú;

+ Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng cho đánh giá, can thiệp, dạy học;

+ Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của Trung tâm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục trẻ tự kỷ:

+ Giám đốc Trung tâm phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có hiểu biết về đặc điểm phát triển của trẻ tự kỷ, về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho trẻ tự kỷ;

+ Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật (trong đó có trẻ tự kỷ);

+ Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục trẻ tự kỷ.

- Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục trẻ tự kỷ, gồm:

+ Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với trẻ tự kỷ;

+ Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục trẻ tự kỷ;

+ Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của trẻ tự kỷ.

  •  3291
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…