DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điều gì cần thiết hơn "nổ súng"?

 

Trong những ngày gần đây, nhiều tranh cãi nảy lửa xảy ra xung quanh  dự thảo “Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, và nó chỉ là một trong những dự thảo gây tranh cãi gần đây. Có lẽ chưa bao giờ các quy định, chính sách lại gây  ra nhiều phản ứng khác nhau như vậy. Sự đa dạng về quan điểm thể hiện một tín hiệu tốt rằng pháp luật đang dành được sự quan tâm xứng đáng hơn của người dân. Các dư thảo được công khai để thảo luận cũng ảnh hưởng tích cực đến quy trình lập pháp. Qua đó các chính sách khi có hiệu lực sẽ bám sát hơn với thực tế. Tuy nhiên, các dự thảo một khi đưa ra sẽ thể hiện cách nhìn, tư duy quản lý của cơ quan đưa ra nó.

 

Ở một xã hội “ lấy dân làm gốc”, quyền lợi của người dân phải được đặt ở vị trí trung tâm. Các cơ quan quản lý và những người được gọi là “ công bộc” như công an thực chất là được lập ra để bảo vệ cái gọi là “ quyền công dân” đó. Vì vậy, trong quá trình thực thi sứ mệnh bảo vệ quyền lợi của người dân, có thể phải sử dụng rất nhiều biện pháp, phương tiên, và cả vũ lực, vũ khí; nhưng một điều tiên quyết là các giải pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng không được gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người dân. Nếu như, luật pháp có những điểm mập mờ, những nội dung khó xác định liên quan đến các trường hợp công an được sử dụng vũ khí thì những hệ lụy của nó không thể lường được. Xác suất để xảy ra những trường hợp oan sai là rất cao. Và khi chuyện đã rồi thì chuyện “quy trách nhiệm” gần như là không thể vì quy định về việc nổ súng quá rộng và rất dễ để quy kết.

 

Rõ ràng, tư duy lập pháp hay tư duy quản lý khi soạn thảo ra các dư luật, các dự thảo nghị định,…, phụ thuộc vào trách nhiệm, vị trí của cơ quan đưa ra nó.  Bộ Công An bảo vệ các chiến sỹ công an khỏi những rủi ro khi thi hành nhiệm vụ là một điều hiển nhiên và hoàn  toàn hợp lý. Theo số liệu của Bộ Công An, trong 10 năm (2002 - 2012), có hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ trên cả nước. Chưa bàn đến các con số thì trên thực tế, việc chống người thi hành công vụ xảy ra không ít, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Vì vậy sẽ không có gì lạ khi Bộ Công An nghĩ đến giải pháp để bảo vệ người trong ngành. Tuy nhiên, giải pháp mà Bô  đưa ra có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.Nhìn ở một khía cạnh khác, không ai tìm những câu trả lời lý giải cho việc chống đối người thi hành công vụ càng lúc càng đáng báo động, lý giải cho tình trạng coi thường luật pháp đến mức xảy ra những sự vụ đó, lý giải cho sự thiếu tôn trọng đối với người thực thi pháp luật... Thiết nghĩ, cần phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ hơn là sử dụng những giải pháp mà, nếu nó được luật hóa, sẽ kéo dài khoảng cách giữa người dân với các cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý phải tìm những giải pháp mà, khi thưc thi nó, hình ảnh của cơ quan quản lý đó trở nên “đẹp” trong mắt người dân. Và thậm chí, người dân không những ủng hộ mà còn giúp đỡ người thi hành công vụ hoàn thành trách nhiệm của mình. Nói gì đi nữa, pháp luật cũng không đi quá xa với các quy chuẩn đạo đức trong xã hội. Khi người dân cảm thấy điều đó là hợp tình, hợp lý, là đang làm một việc tốt thì nhân dân luôn tán đồng, tạo điều kiện và tán dương.

 

Trở lại với quy định “công an được nổ súng trực tiếp” trong dự thảo, lật ngược vấn đề, bên cạnh những chiến sĩ công an hi sinh hoặc chịu những tổn thất nặng nề khi làm nhiệm vụ, con số các vụ người dân bị công an hành hung, sử dụng bạo lực hoặc vũ khí môt cách sai phạm là con số không thể và không có ai thống kê. Gần đây nhất là vụ “Công an xã bị tố dùng súng "giải quyết" vụ vi phạm giao thông”( Dân Trí). Sẽ ra sao nếu như những chuyện “ qua lại” này giữa công an và người dân trở nên trầm trọng hơn. Điều này tạo ra cảm giác không an toàn cho người dân, tạo nên cảm giác mâu thuẫn không đáng có. Thay vì tạo nên một hố sâu ngăn cách, phải  tạo ra cảm giác rõ ràng rằng sư cưỡng chế, cưỡng bức nếu có chỉ xảy ra với những kẻ phạm pháp, chống đối, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, cần phân biệt rõ đâu là tội phạm, đâu là dân thường. Sâu hơn nữa, cần quy định rõ ràng và chặt chẽ tội phạm loại nào, trong những trường hợp cụ thể nào thì công an có quyền đươc sử dụng vũ lực hay nỗ súng. Trên thực tế, Pháp lệnh về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 đã quy định những trường hợp cụ thể mà công an được phép nổ súng. ( Đất Việt) Nếu có một văn bản mới thay thế cho nó thì thiết nghĩ chỉ cần bổ sung môt số trường hợp thật cụ thể và cần đem ra thảo luận kĩ càng trước khi có hiệu lực.

 

Gần đây, một số chính sách quy đinh khác cũng gây khá nhiều tranh cãi, ví dụ như quy định về  xe chính chủ hay đánh thuế tiền gởi tiết kiệm. Có nhiều lý do mà các cơ quan chủ quản đưa ra để ban hành quy định, nhưng không thể khắc phục một lỗi nào đó bằng cách gây ra những lỗi khác mà tính nghiêm trọng còn chưa biết thiệt hơn. Gần đây việc đánh thuế tiền gởi tiết kiệm ở cộng hòa Síp đã gây “rúng động thị trường ngân hàng”, chính phủ Síp đã đánh thuế trực tiếp tiền gởi tiết kiệm chứ không phải đánh thuế trên tiền lãi. Đây là một bài học để các các cơ quản lập pháp, quản lý đưa ra những quy định có tầm nhìn dài hạn hơn. Các vấn đề phải được suy xét ở nhiều khía cạnh để tránh gây nên những biến động lớn mà lẽ ra có thể tránh được.

 

Quay trở lại vấn đề “ nổ súng”, súng ống hay luật pháp sẽ không giải quyết được vấn đề khi mà ý thức pháp luật không được nâng cao trong xã hội. Đối với ngành công an, bên cạnh việc nâng cao nghiệp vụ để bảo vệ người dân tốt hơn, cần nâng cao ý thức và đạo đức của người làm “ công bộc” cho nhân dân. Đối với người dân, việc nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cần được chú trọng. Ở một xã hội mà , con người sống tử tế với nhau thì các chuẩn mực tốt đẹp mới là cái làm hành lang chung  mà mọi người theo nó chứ ít khi phải dùng đến vũ lực.

 

_LP

 

Tham khảo :

 

http://danviet.vn/127667p1c33/phai-quy-dinh-chat-che-cac-truong-hop-duoc-no-sung.htm

 

http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-tri/201303/Neu-canh-sat-giao-thong-duoc-no-sung-tran-ap-2343194/

  •  4419
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…