DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điên là một “nghệ thuật”

Con người sinh ra ai cũng muốn lành lặn, khả năng nhận thức đầy đủ. Nhưng có kẻ ước mong điều ngược lại là mình được điên, hoặc con cái, người thân mình được điên; mỗi người có một phương thức điên khác nhau, vì mục đích khác nhau nhưng tựu chung lại cũng là lẫn tránh pháp luật. Đây là hồi chuông báo động cho nhà chức trách hiện nay.

Nhiều màng kịch được dựng lên, nhiều đồng tiền được chi ra, nhiều bác sĩ thoái hóa…vì mục đích được vang danh “Điên”. Quả thật điên là một “nghệ thuật”, người điên là “nghệ sĩ” tài ba có khả năng diễn xuất tốt để qua mặt pháp luật.

Câu chuyện mua bệnh án tâm thần tại bệnh viện Tâm thần Hải Dương cách đây chưa lâu là nguồn lửa khơi lên sự quan tâm của xã hội về trò điên giả tạo. Để được hưởng chế độ hỗ trợ, được cấp thuốc miễn phí hay muốn sinh con thứ ba thì chỉ cần bỏ ra 3 đến 8 triệu đồng là có trong tay bệnh án tâm thần. (Tham khảo: http://hcm.24h.com.vn)

Trích đoạn ngã giá của bác sĩ qua điện thoại với khách hàng trong việc bán Bệnh án tâm thần:

Muốn làm bệnh án, thêm 3 triệu đồng

- Để cho chắc chắn hơn bọn em muốn làm bệnh án có được không anh?

- Nếu muốn có bệnh án thì càng tốt thôi. Chị cứ cho cháu xuống đây chúng tôi làm thủ tục cho vào viện rồi chị cho cháu về. Khoảng độ chục ngày sau chị xuống BV lấy bệnh án về. Chị cho cháu xuống đây làm thủ tục chỉ mấy phút thôi. Khi nào đi lấy bệnh án một mình chị xuống cũng được hoặc nhờ ai lấy… Như thế thì chắc chắn hơn.

- Có phải chi thêm tiền không anh?

- Có, có chị ạ. Cái đấy thêm khoảng từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng nữa chị nhé... Về nguyên tắc thì bệnh nhân phải nằm tại viện, có người chăm nuôi. Cái việc này nó phức tạp hơn việc xác định bệnh…

- Nhỡ cháu bị bác sĩ giữ lại điều trị thì như thế nào?

- Không, việc đó chúng tôi bố trí được thôi.

- Nếu lấy bệnh án có ghi bệnh nặng hơn không?

- Về cơ bản nó sẽ giống như trong xác định bệnh cho con chị hôm nọ. Trong bệnh án chúng tôi có thể mô tả bệnh nó nặng hơn. Trong bệnh án nó khẳng định hơn, chắc chắn hơn chị ạ...

Ngoài ra còn nhiều mục đích điên tai hại hơn, đó là điên để trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Lợi dụng điên để gây ra phạm pháp.

Đương cử như vụ giang hồ xứ Thanh giả điên để trốn tội. Nguyễn Văn Vi là ông trùm cầm đầu nhóm côn đồ chuyên đòi nợ thuê, bảo kê và cho vay nặng lãi. Khi bị công an phát hiện tóm gọn, ngày đưa ra xét xử thì y giả điên lăn đùng ra giữa tòa, miệng ú ớ sùi bọt mép. Với cái nghệ thuật điên đó y năm lần bảy lượt thoát qua lưới pháp luật, rồi lại gây án (Tham khảo: http://hcm.24h.com.vn).

Từ những vụ việc nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền cần xem xét lại tình hình giả điên nhằm lẫn trách pháp luật. Có một câu nói đùa “muốn biết điên hay không thì hãy nhốt chung với người điên rồi chúng sẽ điên”. Tuy là đùa nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường hợp này, đó là nếu xác định ai bị bệnh án tâm thần thì cần có chế độ quan tâm đặc biệt với họ; có như thế vừa làm tròn được chính sách an sinh xã hội cũng như phòng tránh trường hợp giả điên để lẫn tránh pháp luật.

  •  6019
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…