DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm qua các lần bầu cử Quốc Hội trong lịch sử Việt Nam

Cuộc Bầu Cử Đầu Tiên Ở Việt Nam Diễn Ra Từ Khi Nào?

Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong những nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.

Ngày 8/9/1945 Sắc lệnh số 14 được ban hành ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc tổng tuyển cử. Ngày 26/9/1945, Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyền cử được thiết lập. Uỷ ban này soạn bản dự thảo để Chính phủ chính thức ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về Thể lệ Tổng tuyển cử, kèm theo là Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Ngày 2/12/1945, Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung thủ tục ứng cử, bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu.

Để tạo điều kiện cho những người có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyển cử, ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Tuy nhiên, tại một số địa phương, do thông tin không đến kịp, việc bỏ phiếu vẫn diễn ra vào ngày 23/12/1945 như kế hoạch ban đầu.

Như vậy, cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 là cuộc bầu cử đầu tiên tại Việt Nam, diễn ra chỉ sau hơn 4 tháng nước nhà được độc lập. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số.

Tại Việt Nam đã có các cuộc bầu cử Quốc hội sau:

1

Bầu cử Quốc hội khóa I (1946-1960)

tổ chức ngày 6 tháng 1 năm 1946

2

Bầu cử Quốc hội Khóa II (1960-1964)

tổ chức ngày 8 tháng 5 năm 1960, bầu 362 đại biểu (gộp với 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

3

Bầu cử Quốc hội Khóa III (1964-1971)

tổ chức ngày 26 tháng 4 năm 1964, bầu 366 đại biểu được bầu (gộp với 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

4

Bầu cử Quốc hội Khóa IV (1971-1975)

tổ chức ngày 11 tháng 4 năm 1971, bầu 420 đại biểu.

5

Bầu cử Quốc hội Khóa V (1975-1976)

tổ chức ngày 6 tháng 4 năm 1975, bầu 424 đại biểu.

6

Bầu cử Quốc hội Khóa VI (1976-1981)

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất: tổ chức ngày 25 tháng 4 năm 1976, bầu 492 đại biểu

7

Bầu cử Quốc hội Khóa VII (1981-1987)

tổ chức ngày 26 tháng 4 năm 1981, bầu 496 đại biểu.

8

Bầu cử Quốc hội Khóa VIII (1987-1992)

tổ chức ngày 19 tháng 4 năm 1987, bầu 496 đại biểu.

9

Bầu cử Quốc hội Khóa IX (1992-1997)

tổ chức ngày 19 tháng 7 năm 1992, bầu 395 đại biểu.

10

Bầu cử Quốc hội Khóa X (1997-2002)

tổ chức ngày 20 tháng 7 năm 1997, bầu 450 đại biểu

11

Bầu cử Quốc hội Khóa XI (2002-2007)

tổ chức ngày 19 tháng 5 năm 2002, bầu 498 đại biểu.

12

Bầu cử Quốc hội Khóa XII (2007-2011)

tổ chức ngày 20 tháng 5 năm 2007, bầu được 493 đại biểu. Quốc hội khoá XII rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011.

13

Bầu cử Quốc hội Khóa XIII (2011-2016)

tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 2011, lần đầu tiên bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND các cấp được tổ chức vào cùng một ngày

 

  •  5202
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…