DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới về xử lý hình sự hành vi ngoại tình theo quy định Bộ luật hình sự 2015

>>> Chồng ngoại tình: 04 điều vợ cần biết để đảm bảo quyền lợi

 “Ngoại tình” không phải là ngôn ngữ pháp lý, đó là ngôn ngữ của đời sống với cách nói thực tế đơn giản, dễ hiểu. Hiện nay, ngoại tình là hành vi đáng lên án trong mối quan hệ gia đình và cũng được coi là vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Theo quy định của pháp luật, ngoại tình được hiểu là hành vi của một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014).

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là “hôn nhân một vợ, một chồng” được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2014. Bởi vậy, hành vi ngoại tình được pháp luật hôn nhân gia đình quy định là hành vi bị cấm. Và chế tài đối với các hành vi bị cấm mà các chế tài sẽ được quy định tại các văn bản khác.

Theo đó, việc ngoại tình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, để phòng trường hợp các biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ để răn đe người vị phạm, Bộ luật hình sự 2015 hiện hành đã đưa việc ngoại tình là một hành vi phạm tội và có thể bị xử phạt tù. Trước đây, trách nhiệm hình sự về hành vi ngoại tình cũng đã được ghi nhận tại Bộ luật hình sự 1999. Trên phương diện so sánh hai bộ luật, quy định về xử lý hình sự hành vi ngoại tình có một số điểm khác biệt như sau:

 

Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng ( Bộ luật Hình sự 1999)

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng ( Bộ luật Hình sự 2015)

Khoản 1

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Tại điểm 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC có quy định cụ thể về Hậu quả nghiêm trọng như sau:

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khoản 2

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Qua các căn cứ trên, chúng ta thấy rằng Bộ luật hình sự 2015 đã quy định 02 điểm mới so với bộ luật cũ:

Thứ nhất: Bộ luật hình sự 2015 quy định rõ ràng hơn bằng cách liệt kê rõ ràng 2 trường hợp, bỏ cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng”  mang tính chung chung chưa rõ ràng trong Điều 147của Bộ luật hình sự 1999. Theo đó, hậu quả của hành vi phạm tội có thể là một trong hai hậu quả sau:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

+ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính là một trong những yếu tố quan trọng để xác định hành vi ngoại tình đã cấu thành hành vi phạm tội hay chưa.

– Thứ hai: Đối với trường hợp “làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát” nếu như trước đây thuộc khoản 1 cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm thì nay đã được chuyển sang khoản 2 phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

  •  1143
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…