DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã xây dựng một điều luật riêng (Điều 9) quy định cụ thể về tất cả những quyền mà người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng, trong đó có những quyền mà trước đây chưa được quy định, cụ thể như sau:

Một là, người bị tạm giữ, tạm giam được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình; được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam (các điểm a, e, g khoản 1 Điều 9). Được hưởng các chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh (được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 30).

Hai là, người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân (điểm b khoản 1 Điều 9). 

Ba là, theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gặp thân nhân nếu được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý. Quy định này dẫn đến nhiều trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong quá trình họ bị tạm giữ, tạm giam. Điều 22 đã thay thế quy định này bằng quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ và một lần trong mỗi lần gia hạn. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; việc thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Việc gặp người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam

Bốn là, Luật đã dành hẳn một chương riêng (Chương V) để quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 

Năm là, việc kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam có quy định cụ thể hơn so với hiện hành. Trong khi quy định cũ quy định người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm một chân thì luật mới quy định có cân nhắc hơn. Đó là chỉ cùm một chân khi người bị cách ly ở buồng kỷ luật có hành vi chống phá, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân… Ngoài người dưới 18 tuổi và phụ nữ thì Luật quy định không áp dụng cùm chân thêm đối với người khuyết tật nặng và người đủ 70 tuổi trở lên (khoản 3 Điều 23).

Sáu là, quyền lợi của người đồng tính, người chuyển giới được quan tâm hơn. Cụ thể, trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới thì họ có thể được bố trí buồng giam riêng nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe, tinh thần và phục vụ tốt cho công tác điều tra (khoản 4 Điều 18). 

Bảy là, quyền khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định có trình tự và chặt chẽ hơn. Luật mới quy định đến 18 điều (Điều 44 đến Điều 61) liên quan tới khiếu nại, tố cáo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người đang bị tạm giữ, tạm giam. Ngoài ra, so với quy định cũ thì luật mới quy định rất cụ thể về phạm vi, thời hiệu khiếu nại, tố cáo, cũng như thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo.

  •  6054
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…