DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Những điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 so với Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002.

Theo quy định tại các Điều 22, 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và  các Điều 21, 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có những điểm mới sau:

- Về số thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người. Trong khi đó, theo Khoản 3, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 chỉ quy định tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người.

- Về thành phần của Hội đồng:

Khác với quy định Khoản 2, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 thành phần Hội đồng bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định thành phần Hội đồng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:

So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định mở rộng phạm vi quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử. Hội đồng có quyền thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền được thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

- Về hiệu lực pháp luật của quyết định do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra:

Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 khẳng định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất. Theo đó, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị (Khoản 4 Điều 22).

- Về việc tổ chức xét xử của Hội đồng:

Theo quy định của Khoản 1, Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao. Trong khi đó, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 không có quy định cụ thể vấn đề này.

  •  4644
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…