DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới về ĐẠI DIỆN theo Bộ Luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 ra đời với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, làm mới. Vấn đề đại diện theo BLDS 2015 cũng có những điểm mới, khác biệt so với quy định trong BLDS 2005

 

Đại diện trong BLDS 2015

So sánh đối chiếu với đại diện trong BLDS 2005

Chủ thể quan hệ đại diện

Cá nhân, pháp nhân (Khoản 2 Điều 134 Bộ Luật dân sự 2015)

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác (Khoản 2 Điều 139, Bộ Luật dân sự 2005)

BLDS 2005 có “chủ thể khác” bởi lẽ BLDS 2005 còn có hộ gia đình tổ hợp tác. BLDS 2015 không ghi nhận tổ hợp tác và hộ gia đình với tư cách chủ thể nữa.

Pháp nhân đại diên

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Điều 134

+ Pháp nhân có thể đại diện cho cá nhân và pháp nhân khác

Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện

Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này.

+ Không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân

(Điều 139)

Số người đại diện

Một người hay nhiều người cùng đại diện

Một người (Điều 139, BLDS 2005

Năng lực của người đại diên

Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. (Khoản 3 Điều 134)

Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 (khoản 5 Điều 139)

Phân loại đại diện

Phân loại dựa vào cả căn cứ xác lập quyền và chủ thể đại diện

+ Đại diên theo pháp luật của cá nhân

+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

+ Đại diện theo ủy quyền

Phân loại dựa vào tiêu chí căn cứ xác lập quyền (Theo pháp luật hay theo ủy quyền)

+ Đại diện theo pháp luật

+ Đại diện theo ủy quyền

Hình thức ủy quyền

Bỏ qua quy định về hình thức (vì nếu có quy định buộc ủy quyền theo một hình thức nhất định thì các quy định chung về giao dịch dân sự đã buộc phải tuân thủ)

 Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

(khoản 2 Điều 142)

Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

Điều 139 Bộ luật dân sự 2015 (mới ở khoản 2)

 Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập

(khoản 4 điều 139)

Thời hạn đại diện và phạm vi đại diện

Điều 140 BLDS 2015 Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

Đại diện theo ủy quyền cũng như đại diện theo pháp luật

Quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với đại diện theo ủy quyền

Không có quyền đại diện

Không nhập hai trường hợp trong cùng một điêu luật

+ Không có quyền đại diện: Điều 142

BLDS 2015 đã sửa từ “đồng ý” thành cụm từ “công nhận giao dịch” và bổ sung thêm hai trường hợp

 

 

+ Không có quyền đại diện

.Điều 142 BLDS 2005

Vượt quá phạm vi đại diện

+ Vượt quá phạm vi đại diện: Điều 143

Quy định thêm trường hợp:  Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

 

+ Vượt quá phạm vi đại diện

Chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ để công nhận phần vượt quá phạm vi đại diện

 

  •  9053
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…