DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới cơ bản của Hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2016?

Bộ Tư pháp vừa trình Dự thảo Luật văn bản quy phạm pháp luật (có hiệu lực từ năm 2016), theo đó có những điểm mới đáng chú ý sau:

1. Tinh giản văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ tinh giản theo hướng bỏ các hình thức:

- Nghị quyết của Quốc hội;

- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Lệnh của Chủ tịch nước;

- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;

- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

- Văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không phải là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, sẽ còn lại: 1 - Hiến pháp, 2 - Luật, 3 - Pháp lệnh, 4 - Nghị định, 5 - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 6 - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, 7 - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 8 - Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, Bộ tư pháp còn đề xuất phương án 2 là cơ bản giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, chỉ bỏ hình thức Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không phải là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Rõ ràng về tình trạng hiệu lực

Căn cứ theo điều 81 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực không đồng nghĩa với văn bản hướng dẫn chi tiết nó hết hiệu lực. Như vậy, khi áp dụng văn bản hướng dẫn từ ngày văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực người dân buộc phải “cẩn thận” bằng cách đối chiếu nội dung văn bản hướng dẫn đó với quy định mới vừa có hiệu lực, những nội dung nào của quy định cũ (trong văn bản hướng dẫn) không trái với nội dung mới thì được áp dụng còn trái thì được xem như hết hiệu lực.

Đương cử, Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực từ 01/05/2013 nhưng đến nay nhiều Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động cũ vẫn còn hiệu lực vì Chính phủ chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn mới thay thế.

Theo dự thảo Luật văn bản quy phạm pháp luật lần này thì: “Văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó”. Như vậy, sẽ giải tỏa được khó khăn của người dân lâu nay khi áp dụng quy định của pháp luật và là “mệnh lệnh” để cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời.

Xem toàn văn dự thảo TẠI ĐÂY và góp ý TẠI ĐÂY.

  •  6326
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…