DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm mới 10 Nghị định có hiệu lực từ tháng 7/2020

Tháng 7 tới đây, ngoài việc nhiều Luật mới có hiệu lực thi hành còn có nhiều loại văn bản QPPL khác cũng được áp dụng, dưới đây là nội dung tổng hợp điểm mới 10 Nghị định sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020. Các bạn cập nhật nhé:

Điểm mới 10 Nghị định có hiệu lực từ tháng 7/2020

Nghị định có hiệu lực từ tháng 7/2020

 

1. Sửa đổi số lượng Phó Chủ tịch UBND tối đa ở các đơn vị hành chính từ 01/7/2020

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 69/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân có hiệu lực từ 1/7/2020.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của một số điều của NĐ 08 quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND vè quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

 

2. Nghị định 64/2020/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul

Đây là nghị định mới  hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục cấp và hoàn trả sổ tạm quản, bảo đảm thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa (sau đây gọi là Công ước Istanbul).

Nghị định này không áp dụng đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, hàng hóa quá cảnh.

Nghị định có hiệu lực từ 30/07/2020

 

3. Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế và cơ cấu ngạch công chức từ 20/7/2020

Ngày 1/6/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực từ 20/7/2020.

Theo đó, căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức được quy định mới, cụ thể xem TẠI ĐÂY

Nghị định này thay thế Nghị định 36/2013/NĐ-CP  về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Nghị định 21/2010/NĐ-CP  về quản lý biên chế công chức và Nghị định 110/2015/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 21/2010/NĐ-CP  về quản lý biên chế công chức.

 

4. Sửa đổ, bổ sung các trường hợp xác định NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

 Tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp đã sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12 của NĐ 28 như sau:

“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020.

 

5. Từ 15/7/2020: Giảm mức đóng BHXH bắt buộc với NSDLĐ nếu thuộc trường hợp sau: Xem TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ 15/7/2020

Các quy định tại Nghị định 44/2017/NĐ-CP  quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP  quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực từ khi Nghị định này có hiệu lực.

 

6. Áp dụng biểu thuế XK, NK ưu đãi mới từ ngày 10/7/2020: Xem TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/7/2020.

 

7. Nghị định 55/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về thi hành án đối với pháp nhân thương mại có hiệu lực từ 15/7/2020.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại gồm:

- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự) chủ trì tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

- Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự phải có trách nhiệm phối hợp trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

 

8. Sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp (quy định hiện hành) cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều 21 (Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp ) Nghị định 127/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Công Thương

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn điện; quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện; an toàn hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng; an toàn vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; an toàn cơ khí và áp lực; an toàn trong khai thác mỏ, dầu khí; bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.”

Đây là nội dung tại  Nghị định 54/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương

Nghị định có hiệu lực từ 7/7/2020.

 

9. 3 trường hợp nước thải sinh hoạt được miễn phí bảo vệ môi trường

Xem: TẠI ĐÂY

Nội dung này được quy định tại Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có hiệu lực từ 1/7/2020 và thay thế Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016).

 

10. Quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

Ngày 28/2/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:

- Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.

-  Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.

-  Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.

-  Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

-  Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

-  Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.

Nghị định 33/2002/NĐ-CP  quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.

 

  •  5320
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…