DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm lại văn bản nổi bật trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội 2017

Kết thúc năm 2017, hãy cùng điểm lại các văn bản nổi bật trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội:

LUẬT

1. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

- Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất

- Sự khác biệt giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015

- Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

- Toàn văn điểm mới Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017

- Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

NGHỊ ĐỊNH

Nhóm 1: Hàng loạt các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

1. Phạt đến 40 triệu đồng nếu sản xuất mũ bảo hiểm khi chưa được cấp Giấy phép

Đồng thời, buộc phải nộp lại số lợi có được do thực hiện vi phạm nêu trên.

Ngoài ra, nếu sử dụng Giấy phép nhưng đã hết hiệu lực cũng bị xử phạt cùng mức với hành vi trên từ 30 – 40 triệu đồng và thu hồi Giấy phép.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/12/2017.

2. Bắt đầu xử phạt nếu không đóng Quỹ phòng chống thiên tai từ 01/11/2017

Xem chi tiết tại đây.

Căn cứ Nghị định 104/2017/NĐ-CP.

3. Điều kiện để xử phạt vi phạm hành chính đối với một tổ chức

- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đây là quy định mới được đề cập tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017.

Ngoài ra, Nghị định này còn đề cập 55 biểu mẫu dùng trong xử phạt vi phạm hành chính, xem chi tiết tại đây.

4. Không đeo rọ mõm hoặc xích giữ chó khi đưa ra nơi công cộng có thể bị phạt đến 800.000 đồng

Ngoài ra, không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng cũng bị phạt cùng mức từ 600.000 – 800.000 đồng.

Xem chi tiết tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/09/2017.

5. Điểm bán xăng không đăng ký thời gian bán hàng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Mức phạt đối với hành vi nêu trên từ 6 – 10 triệu đồng.

Căn cứ Nghị định 67/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/07/2017.

6. Bán SIM kích hoạt sẵn có thể bị phạt đến 40 triệu đồng

>>> Chủ thuê bao di động chậm bổ sung ảnh cho nhà mạng sẽ bị cắt dịch vụ

Cụ thể, sẽ xử phạt từ 30 – 40 triệu đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Bán SIM thuê bao di động khi không được DN viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;

- Bán, lưu thông trên thị trường thiết bị đầu cuối không dùng SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;

- Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.

- Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc đăng tải danh sách không đầy đủ thông tin theo quy định.

Căn cứ Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 24/04/2017.

7. Cải tạo lòng sông gây sạt lở có thể bị phạt đến 40 triệu đồng

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ;

- San lấp hồ, ao, đầm, phá nằm trong danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Căn cứ Nghị định 33/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/05/2017.

8. Sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung hình ảnh có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Nếu nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Căn cứ Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 05/05/2017.

9. Không treo cờ quốc tịch có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Cụ thể, tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch có thể bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

Căn cứ Nghị định 23/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/05/2017.

Nhóm 2: Hàng loạt các Nghị định hướng dẫn Bộ luật hình sự và các Luật liên quan

1. 4 loại vật chứng không cần niêm phong

- Vật chứng là động vật, thực vật sống.

- Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.

- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.

- Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.

Căn cứ Nghị định 127/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.

2. Có thể gửi báo cáo điều tra hình sự thông qua mạng

Cụ thể, có 4 phương thức gửi báo cáo điều tra hình sự:

- Gửi bằng đường bưu điện;

- Gửi trực tiếp;

- Gửi qua fax;

- Gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.

Theo Nghị định 128/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.

3. Chế độ đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong trại giam

- Được bảo đảm định lượng ăn và được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ.

- Được cấp thẻ BHYT

- Được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em như Ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em.

- Được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị;

Trường hợp trẻ dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, kinh phí an táng được thực hiện như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết.

Căn cứ Nghị định 120/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.

4. Các thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam

- Số liệu về người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

- Tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

- Tình hình về biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành tạm giữ, tạm giam;

- Các thông tin khác có liên quan đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam.

Căn cứ Nghị định 121/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.

5. Mức tiền nộp để đảm bảo thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.

- Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.

- Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

+ Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;

+ Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.

Căn cứ Nghị định 115/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.

THÔNG TƯ

1. Gửi trả kết quả ghi hình vi phạm giao thông sau 03 ngày

Kể từ ngày phát hiện, ghi nhận được hình ảnh vi phạm cho lực lượng chức năng. Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, lực lượng chức năng thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Căn cứ Thông tư 06/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/05/2017.

2. 30 biểu mẫu liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt theo thủ tục xử phạt không lập biên bản

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định giảm/miễn phần còn lại (toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành, chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (do không xác định được người vi phạm/người vi phạm không đến nhận)

- Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh, vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản phiên giải trình trực tiếp về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

- Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Theo Thông tư 37/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2017.

  •  5728
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…