DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm khác biệt giữa Tòa Hình sự và Tòa Dân sự

Dân sự và Hình sự là hai lĩnh vực cơ bản trong pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức Tòa Hình sự và tòa Dân sự được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án 2014. Cùng chức năng là xét xử, nhưng hai Tòa này có nhiệm vụ, phạm vi giải quyết cũng như các thủ tục giải quyết khác nhau.

Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sựBộ luật Tố tụng Hình sự. Việc Tổ chức tòa Dân sự và tòa Hình sự có những điểm khác nhau như sau:

 

Tòa Dân sự

Tòa Hình sự

Chức năng, nhiệm vụ

Giải quyết các vụ án, vụ việc Dân sự

Giải quyết các vụ án Hình sự

Phạm vi giải quyết

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong một vụ án. 

Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để cùng giải quyết trong một vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố

Thẩm quyền của Tòa án

BLTTDS cùng với quy định về hệ thống tòa án theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã phân chia thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và tính chất của vụ việc. Theo đó:

– Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; các tòa chuyên trách khác có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự tương ứng.

– Tòa cấp huyện giải quyết các vụ việc chỉ gồm những yếu tố trong nước;

Tòa cấp tỉnh giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài.

 

Theo quy định Bộ luật TTHS 2015, thẩm quyền của các cấp Tòa án như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng

- Tòa cấp tỉnh giải quyết những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức những vụ án về những tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù;

-Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

-Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Các thành phần tham gia tố tụng

 Đương sự: Nguyên đơn; Bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người yêu cầu giải quyết việc dân sự;

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

- Người làm chứng;

- Người giám định;

- Người phiên dịch;

- Người đại diện.

 

 Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

- Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại;

- Đương sự: Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

- Người làm chứng, người chứng kiến;

- Người giám định;

- Người định giá tài sản;

- Người phiên dịch, người dịch thuật;

- Người bào chữa;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác.

 

Cơ sở để Tòa án xử lý vụ án

Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

Các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.

Quy trình giải quyết

Thụ lý vụ án

Hòa giải dân sự

Chuẩn bị xét xử

Mở phiên Tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm)

Thi hành án

Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm)

Khởi Tố vụ án Hình sự

Điều tra

Xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm)

Thi hành án

Xét lại bản án (thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm)

 

  •  6776
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…