DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm danh những thủ tục hành chính liên thông

Ở đất nước mình, mỗi lần nghe đến những thứ gọi là “thủ tục hành chính” là người dân cũng đủ cảm giác được mức độ phức tạp của nó, bởi trong quá khứ để thực hiện các thủ tục hành chính phải nói là rất mất thời gian. Tuy nhiên, điều này, có vẻ là phi lý và không phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội hiện nay, do vậy, mà sau này, mới phát sinh những thứ gọi là liên thông thủ tục hành chính, hay nói cách khác là làm 1 nhưng được 2 hay được 3.

Vì vậy, sau đây, Shin sẽ kể cho các bạn những loại thủ tục hành chính được thực hiện liên thông:

Điểm danh những thủ tục hành chính liên thông

1. Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (file đính kèm)

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp.

Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhân của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.

Nếu trẻ bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay Giấy chứng sinh.

Nếu trẻ được sinh ra do việc mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ.

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (file đính kèm)

- Sổ hộ khẩu

Nếu trẻ có cha mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha mẹ mà đăng ký thường trú cùng người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha mẹ có xác nhận của UBND cấp xã, ý kiến đồng ý của chủ hộ và Sổ hộ khẩu của chủ hộ.

- Tờ khai tham gia BHYT (file đính kèm)

Sau khi chuẩn bị hồ sơ nêu trên, nộp cho UBND cấp xã.

Thời hạn thực hiện: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Căn cứ pháp lý: Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 36/2014/TT-BCAQuyết định 1018/QĐ-BHXH năm 2014

2. Công chứng – Đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất – Thuế

Cụ thể là theo Quyết định 1538/QĐ-BTP về kế họach hành động và thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế được ghi nhận.

Dự thảo cũng đã được soạn thảo xong vào năm 2016, tuy nhiên, đến nay, năm 2017, chưa biết vì lý do gì mà Thông tư liên tịch này vẫn chưa được ban hành.

Có một vấn đề còn khúc mắc ở đây, nếu như Thông tư liên tịch này được ban hành, vậy thì nó có được thừa nhận giá trị pháp lý hay không?

3. Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Thanh toán hỗ trợ mai táng phí

4. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản – Giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Thẩm định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường – Ký quỹ phục hồi môi trường

Tuy nhiên hai thủ tục liên thông này chỉ mới nằm ở sáng kiến đựơc đề cập tại Quyết định 186/QĐ-VPCP năm 2017

5. Đăng ký doanh nghiệp – đăng ký thuế

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

Tùy vào loại hình doanh nghiệp được thành lập mà thủ tục đăng ký doanh nghiệp khác nhau:


Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (tùy loại hình doanh nghiệp, tùy loại hình doanh nghiệp, các bạn có thể tải mẫu tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty hợp danh, của các thành viên là cá nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn, của cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài

 

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

 

 

- Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014Nghị định 78/2015/NĐ-CPThông tư 20/2015/TT-BKHĐT

6. Đăng ký đầu tư – đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau đó, nộp tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư

Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Luật đầu tư 2014Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT

  •  14443
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…