DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Điểm danh những quy định một thời "lừng lẫy"

Muốn phá thai phải chứng minh mình bị hiếp dâm

Chủ nhật, ở nhà một mình :-P!

Lên mạng thấy tất cả tin tức đều về ngài Tân tổng thống hoa kì Donald trump. Rồi người ta biểu tình, tranh cãi về đạo luật khiến bà Clinton dù thắng ông trump về số phiếu phổ thông nhưng cuối cùng đành chấp nhận thua cuộc trong cuộc chiến giành chiếc vé vào Nhà trắng.Lại nghĩ đến Việt Nam, hiếm thấy ai bàn về luật bầu cử nhưng các vấn đề khác cũng nảy lửa không kém chuyện người Mỹ tranh cãi, rồi đi biểu tình đâu. Nhân đây, e xin được điểm lại một vài các "chiến binh"  "lừng lẫy" một thời trên chiến trường Pháp luật Việt Nam:

Xe chính chủ

Đến thời điểm bây giờ, mỗi khi nói đến quy định phạt người lái xe không chính chủ, rất nhiều người vẫn nhảy dựng lên phản đối. Ngay từ khi còn là dự thảo đến khi được hiện thực hóa tại Nghị định 171, nay là Nghị định 46 dường như quy định trên vẫn không hề nhận được sự ủng hộ từ phía người dân bởi:

- Lượng xe chính chủ hiện nay nhiều vô kể, nhất là những thành phố lớn như Hà nội, Hồ Chí minh… nơi tập chung rất đông người lao động không có đủ điều kiện mua xe mới mà mua lại xe cũ và để tiết kiệm được 1 khoản thì không thực hiện sang tên. Và hẳn là xưa nay, chẳng cần sang tên vẫn chạy ầm ầm , có sao đâu. Nếu bây giờ phạt xe chính chủ, thì số xe đó sẽ giải quyết thế nào? Người dân không có xe đi nên phản ứng.

- Phương án phạt sao cho hợp lý?  Không lẽ một gia đình mỗi  người phải có 1 xe máy, trường hợp nếu con cái có lấy xe ba mẹ đi thì đi đường chắc hẳn là phải mang theo sổ hộ khẩu để tránh bị công an phạt? Không được hợp lý rồi.

Không biết kể từ 01/01/2017 thì mọi chuyện sẽ ra sao đây?

Ngực lép không được lái xe

Năm 2008, Bộ y tế từng dự thảo quy định người lái xe cơ giới từ 1-3 tấn phải có chiều cao đủ từ 1,5m và vòng ngực từ 80cm, hay lái xe từ 3-5 tấn, phải có chiều cao trên 1,55m khiến quy định này bị sự phản ứng dữ dội của dư luận khi cho rằng “ngực lép”, nhỏ bé dưới 45kg không được lái xe, thì nhiều người Việt sẽ không có quyền lái xe vì “thấp bé nhẹ cân”.

Nhiều người còn hài hước nói nhà nước phân biệt đối xử người “ngực to” và người “ngực lép”.

Đến năm 2013, 1 lần nữa vấn đề này lại gây tranh cãi khi từ các nguồn tin không chính thức, vấn đề này lại đuợc đưa ra. Tuy nhiên cũng như lẫn trước, phản ứng của người dân về quy định này không có nhiều khác biệt.

Không biết sự thật thế nào, nhưng thật may tới khi có Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ra đời và có hiệu lực thì câu chuyện ngực lép, ngực đầy không xuát hiện tại nội dung thông tư nữa.

Muốn phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm

Tại Điều 21 của Dự thảo Luật Dân số  quy định về quyền phá thai  của phụ nữ và được giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Trong đó có trường hợp phụ nữ được phá thai nếu bị hiếp dâm. Điều này đồng nghĩa với việc những người bị hiếp dâm buộc phải chứng minh rằng họ bị hiếp dâm để được phá thai.

Quy định này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Tuy nhiên đa số người dân cũng như các chuyên gia cho rằng việc chứng minh bị hiếp dâm trong thực tế không hề dễ vì các lý do sau:

- Gây tổn thương tâm lý cho người bị hiếp dâm

- thời gian xác minh bị hiếp dâm lâu có thể dẫn đến thai nhi quá lớn, gât nguy hiểm cho người mẹ khi nạo phá thai..

Tính đến thời điểm hiện tại, Luật dân số chưa được Quốc Hội thông qua.

Cấm quay phim, chụp cảnh CSGT đang làm nhiệm vụ

Xưa nay, CSGT với người vi phạm luôn ở hai bên chiến tuyến, CSGT đại điện quyền lực nhà nước xử phạt người vi phạm theo quy định của pháp luật. Người dân muốn thực hiện quyền giám sát của mình bằng cách quay phim, chụp cảnh CSGT với những trường hợp vi phạm để tố cáo. 

Tại Công văn 1042 ngày 26/03/2013 của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ có đoạn: Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy mô hình chung, đã ảnh hưởng đến quyền giám sát của công dân và dung túng cho tiêu cực. Có phân tích cho rằng: Công văn 1042 đã sai cả về hình thức lẫn nội dung.Tuy nhiên, thực tế nó vẫn được chỉnh sửa và tồn tại đến tận 4 tháng. Tới ngày 23/8, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt mới hủy quyết định này.

Cấm bán rượu bia sau 22h

Năm 2014, Thủ tướng ban hành Quyết định 244/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Ngay sau đó , Bộ Y tế công bố Dự thảo Luật phòng chóng tác hại của lạm dụng rượu bia. Trong đó có quy định không được bán rượu bia sau 22h đến 24h.

Một thực trạng hiện nay là kinh tế VN có một phần đóng góp khá lớn từ hoạt động kinh doanh ăn uống về đêm. Nếu quy định này thành hiện thực thì rất rất nhiều người sẽ không biết là gì tiếp theo. Và thói quen ăn uống, nhậu nhẹt về đêm thì đã thành thói quen, ngấm vào máu một bộ phận không nhỏ người dân dẫn đến quy định trên chẳng được lòng dân.

Bên cạnh đó, thực ra tác hại của bia rượu đến từ ý thức bảo vệ bản thân của chính người đó chứ không phải đến từ việc ngoài kia hàng quán bán nhiều. Cấm bán sau 22 giờ thì trước 22h họ mua về nhà, quản lý được không??

Vấp phải nhiều ý kiến phản đối, đến nay Luật phòng chóng tác hại của lạm dụng rượu bia vẫn còn nằm trong tủ như rất nhiều dự luật khác.

Hẳn là còn nhiều nhiều, nhưng em ra ngoài thôi , một năm được bao nhiêu cái chủ nhật, các thành viên Dân Luật bổ sung thêm với em nhé.

  •  64218
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

22 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…