DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đi xe khách bị tai nạn được quyền yêu cầu ai bồi thường?

Căn cứ Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vận chuyển hành khách như sau: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.”

Khách hàng khi lên xe khách để di chuyển thì hai bên giữa khách hàng và nhà xe đã xác lập hợp đồng vận chuyển hành khách. Hợp đồng này có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 523 Bộ luật dân sự 2015).

Theo đó, bên vận chuyển phải có nghĩa vụ:

Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau:

“1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
…”

Như vậy, nghĩa vụ của chủ xe là chuyên chở hành khách một các an toàn do đó đối với trường hợp hành khách đi xe gặp tai nạn là một phần nghĩa vụ của chủ xe do đó chủ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

 “Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, về các khoản được yêu cầu bồi thường trong hợp đồng hiện nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật tương tự như đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 

  •  1454
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…