DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Di sản hết thời hiệu được xử lý ra sao? Pháp luật còn bỏ ngõ điều gì?

Một điểm mới nổi bật của Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 so với các bộ luật trước là bổ sung quy định giải quyết hệ quả khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản. Cụ thể, trong BLDS 2005 (và cả BLDS 1995 trước đây) đều chỉ quy định về thời hạn để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản, nhưng không có quy định nào giải quyết hệ quả pháp lý phát sinh khi hết thời hiệu.

Tại BLDS 2015, đã xử lý hệ quả của hết thời hiệu bằng cách phân biệt các trường hợp:

- Khi hết thời hiệu có người thừa kế đang quản lý di sản

- Khi hết thời hiệu không có người thừa kế đang quản lý di sản (trong trường hợp này, còn phân biệt trường hợp có người chiếm hữu hay không).

Sau khi áp đặt thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 khẳng định “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”. Quy định này có vẻ đã đưa ra hướng giải quyết, khắc phục được thiếu sót của BLDS 2005 khi cho biết di sản hết thời hiệu được xử lý như thế nào.

Cụ thể Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, như sau:

"Điều 623: Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."

                                       

Tuy nhiên, nội dung của quy định trên không giải quyết được triệt để vấn đề. Quy định trên không nêu di sản “thuộc quyền sở hữu” của người thừa kế đang quản lý di sản mà chỉ nêu đơn thuần là di sản “thuộc về người thừa kế đang quản lý”:

- Thứ nhất, nếu cho rằng di sản đã thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản thì chúng ta buộc phải cho rằng những người thừa kế khác không còn quyền đối với di sản nữa và điều này trái với khoản 2 Điều 9 BLDS 2015, theo đó “việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ chấm dứt quyền”.

- Thứ hai, nếu cho rằng di sản thuộc quyền sở hữu của riêng người thừa kế đang quản lý di sản thì cũng mâu thuẫn với điều 623 nêu trên vì chính điều luật này đã dùng từ “thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu” khi bàn về người quản lý không là người thừa kế tại điểm a khoản 1 (đương nhiên là phải đáp ứng các điều kiện của thời hiệu hưởng quyền nêu tại Điều 236 BLDS 2015) và không dùng thuật ngữ tương tự cho người thừa kế mà chỉ dùng từ “thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản”.

Như vậy, quy định trên không cho phép khẳng định khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì di sản “thuộc quyền sở hữu” của người thừa kế đang quản lý di sản. Vẫn còn bỏ ngỏ ở câu hỏi người thừa kế đang quản lý di sản có những quyền năng gì đối với di sản hết thời hiệu.

  •  1678
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…