nunulaw viết:
Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) không quy định rõ ràng về khái niệm di chúc “thất hiệu” nhưng thông qua các quy định tại Điều 667 BLDS 2005 di chúc được xem là thất hiệu khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
-
Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
Hậu quả của di chúc thất hiệu tương tự như di chúc bị vô hiệu: Di sản có thể được chia theo pháp luật trừ trường hợp di chúc thất hiệu do di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Theo Tập bài giảng Tài sản và Thừa kế
Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh
Bản thân mình không đồng tình với quan điểm này. Theo nội dung này thì ông A viết di chúc để lại tài sản cho chị B (con ông A) nhưng do chị B chết cùng lúc với ông A nên di chúc của ông A "thất hiệu" và hậu quả là di sản được chia theo pháp luật (chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất).
Theo Điều 677 Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, trường hợp ông A viết di chúc để lại tài sản cho chị B mà ông A và chị B chết cùng thời điểm thì con của chị B sẽ được hưởng phần di sản mà ông A để lại cho chị B. Nhưng theo nội dung nêu trên thì di chúc "thất hiệu", di sản của ông A chia đều thì con chị B chỉ được nhận thế phần chia đều chứ không phải phần chị B được hưởng theo di chúc.
Mình thấy không được hợp lý. Có gì đó không đúng lắm. Không biết có ai giải thích rõ giúp mình không
Cập nhật bởi CafePhapLy ngày 11/06/2016 09:24:23 CH
Uống cà phê bàn chuyện pháp luật ^^