DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất tăng thời hiệu kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV thông qua 7 luật, 4 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 7 dự án luật. Trong đó, các đại biểu cho ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
 
Cụ thể, đề xuất đồng bộ thời hiệu kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính với cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tăng thời hiệu kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức, viên chức lên 10 năm thay vì 05 năm đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
 
Thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hiện hành với vi phạm phải kỷ luật cảnh cáo là 05 năm
 
Theo quy định tại Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
 
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
 
Nếu như trước đây, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 quy định rõ thời hiệu kỷ luật hành chính với cán bộ, công chức, viên chức chỉ là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Vì thời hạn này quá ngắn nên thực tế đã có nhiều trường hợp vi phạm nhưng không thể xử lý kỷ luật vì lý do khi phát hiện đã hết thời hiệu.
 
 
Hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 đã quy định lại vấn đề thời hiệu.
 
Theo đó, thời hiệu đối với cán bộ, công chức, viên chức có:
 
- Hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách là  02 năm;
 
-Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định kể trên là 05 năm.
 
Trong đó, ngoại trừ các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
 
- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
 
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
 
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
 
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
 
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
 
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
 
Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
 
Đề xuất tăng thời hiệu kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức 
 
Hiện nay, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn có sự khác nhau.
 
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Khiển trách: Thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 2 năm.
 
Đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo: Thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 5 năm.
 
Do có sự khác nhau nên thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì các cơ quan kiến nghị không xử lý kỷ luật do đã hết thời hiệu theo quy định của luật.
 
Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiêm quy định “kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan Nhà nước, đoàn thể” và chủ trương xử lý kỷ luật nghiêm, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng trong thời gian qua.
 
Để khắc phục vướng mắc này, cần sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. 
 
Theo đó đề xuất áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
 
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
 
  •  512
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…