DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[Đề cương giới thiệu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015]

☀ ☀ ☀ CÁC BẠN NÊN ĐỌC [Đề cương giới thiệu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015], tài liệu này được Bộ Tư Pháp biên soạn nhằm phổ biến, tuyên truyền pháp luật
 
Ngày 22/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2015). Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố ngày 06/7/2015 và Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. (Luật số  80/2015/QH13 - ngày 22 tháng 06 năm 2015
 
➡ ➡  Link tải Đề cương giới thiệu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tại đây
 
Trích
...........

BỐ CỤC CỦA LUẬT

Luật năm 2015 gồm 17 chương, 173 điều, về cơ bản, Luật kế thừa bố cục của Luật năm 2008, cụ thể như sau:

- Chương I: Những quy định chung gồm 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; những hành vi bị nghiêm cấm và một số quy định chung khác.

- Chương II: Thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm 16 điều (từ Điều 15 đến Điều 30) quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch và văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Chương III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X và XI gồm 115 điều (từ Điều 31 đến Điều 145) quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch và văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Chương XII: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn gồm 4 điều (từ Điều 146 đến Điều 149) quy định về các trường hợp áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn; thẩm quyền và quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Chương XIII: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng, công khai văn bản quy phạm pháp luật gồm 8 điều (từ Điều 150 đến Điều 157) gồm các quy định về thời điểm có hiệu lực, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực trở về trước, ngưng hiệu lực, những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, hiệu lực về không gian, nguyên tắc áp dụng và việc đăng tải, đưa tin văn bản quy phạm pháp luật.

- Chương XIV: Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh gồm 4 điều (từ Điều 158 đến Điều 161) gồm các quy định về các trường hợp, nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp luật, pháp lệnh; và đẳng tải, đưa tin nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- Chương XV: Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật gồm 6 điều (từ Điều 162 đến Điều 167) gồm các quy định về nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật; xử lý và thẩm quyền xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

-  Chương XVI: Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật gồm 3 điều (từ Điều 168 đến Điều 170) gồm các quy định về hợp nhất, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

- Chương XVII: Điều khoản thi hành gồm 3 điều (từ Điều 171 đến Điều 173) quy định thời điểm có hiệu lực của Luật, những quy định chuyển tiếp; việc bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết những nội dung được giao trong Luật.


 
➡ ➡  Và  ngày 19 tháng 11 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg về triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
 
  •  7098
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…