DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đây là 07 phương pháp giúp bạn khỏe mạnh ngày Tết

>>> Để Tết Kỷ Hợi an toàn và trọn vẹn

>>> 09 điều "LUẬT PHÁN" ai cũng nên đọc một lần trong năm 2019

>>> Vui chơi đúng luật: Hướng dẫn đánh bài Tết Kỷ hợi

Có thể chúng ta đã từng nghe đến hai câu này: "Chưa bao giờ đường đi từ nghĩa địa đến dạ dày lại gần đế như vậy" và Người dân ăn cá ure, ăn rau dầu nhớt, uống chè phân lân”. Đây là hai câu nói cách đây khoảng 3 - 4 năm về trước trong chương trình Táo Quân. Cớ ngữ cái gì đi vào quá khứ rồi thì nói sẽ ở lại quá khứ. Nhưng thực tế là điều này vẫn đang phát triển ở hiện tại và phát triển một cách mạnh mẽ.

Ăn là cái đứng đầu trong “tứ khoái” là thứ khiến cho ta cảm thấy hân hoan, vui sướng và hạnh phúc. Thế nhưng ngày nay lúc ăn người ta lại cảm thấy lo sợ. 

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Ngoài nỗi lo về giá cả thì người dân còn phải đối mặt với nỗi lo về an toàn thực phẩm khi tình trạng vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp…

Quy định của pháp luật về việc xử lý các cá nhân vi phạm vấn đề an toàn thực phẩm là không hề thiếu.

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm một số tội đã được hình sự hóa để tăng thêm tính răn đe, và Bộ Luật Hình sự 2015 cũng đã kịp thời thêm vào những loại tội phạm mới về an toàn thực phẩm (sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà biết rõ là cấm sử dụng; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh để chế biến thực phẩm)…Được quy định cụ thể tại Điều 193 và Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đó là quy định của pháp luật, là việc của cơ quan chức năng, chúng ta không thể thực hiện thay, nếu có thì chỉ là góp phần. Vì thế để bảo vệ sức của bản thân và các thành viên trong gia đình chúng ta cũng phải chuẩn bị một số “mẹo” để giữ gìn sức khỏe tốt hơn nhất là trong những dịp đặc biệt thế này.

7 mẹo nhỏ giúp mọi người trong vấn đề an toàn thực phẩm ngày Tết

Một là, lựa chọn nơi mua thực phẩm an toàn

mua thực phẩm ở các cửa hàng, siêu thị đáng tin cậy, nơi bày bán sạch sẽ, ngăn nắp, đầy đủ tủ, giá, kệ; thực phẩm thì phải có nguồn gốc xuất xử rõ ràng. Đặc biệt trong dịp tết những loại bánh mứt giả, nhái giống với tên các thương hiệu bánh kẹo đang bán chạy trên thị trường như Danisa của Đan Mạch (viết thành Damisa), Cosy của Kinh Đô (thành Cozy), Chocopie của Orion (thành ChocoPai) khi mua chúng ta cũng phải xem xét thật kỹ.

Hai là, rửa sạch nguồn thực phẩm trước khi chế biến

Với rau củ quả, thường ẩn chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nên bạn cần ngâm rau củ quả trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo, nước muối pha loãng để ngâm rồi sau đó rửa sạch nhiều lần “dưới vòi nước chảy”.

Các loại thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản không chỉ rửa với nước sạch là đủ mà bạn cần dùng thêm muối, giấm hoặc chanh để loại bỏ tạp chất và khử bỏ mùi tanh.

Ba là, phân loại dụng cụ chế biến

các dụng cụ chế biến thực phẩm như dao, thớt – nơi tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại. Nên dùng riêng thớt cho thực phẩm tươi sống như thịt, cá; thớt riêng cho rau củ quả và một chiếc thớt để xắt thực phẩm đã nấu chín. Dao cũng nên phân biệt nhiều loại như dao cắt thịt, dao cắt thực phẩm chín, dao cắt rau và dao gọt trái cây.

Bốn là, không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết

Nhiều người thường có tâm lý mua thật nhiều đồ và để vào trong tử lạnh để đỡ mất công đi chợ. Tuy nhiên, việc này có thể làm cho thực phẩm không còn được tưởi, để lâu sẽ bị hư hỏng, mất chất nếu bảo quản không đúng cách.

Năm là, ăn chín, uống sôi

Đây là điều quan trọng không kém khi đã lựa chọn nguồn thực phẩm kỹ.

Sáu là, chế biến thức ăn vừa đủ

Khi chế biến thức ăn, nên dự tính lượng thức ăn vừa đủ dùng để không phải hâm lại thức ăn nhiều lần làm giảm chất lượng và không bảo đảm hoàn toàn yêu cầu ATTP. Cần nấu kỹ thực phẩm với nhiệt độ ít nhất là 70°C và nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 giờ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 giờ, phải được đun kỹ lại.

Cuối cùng, ăn nhiều rau, trái cây, hạn chế bánh mứt, bia rượu

Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt... hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, nguy cơ tăng cân ở người thừa cân béo phì, tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường...Thay vào đó chúng ta nên tăng cường bổ sung, nguồn rau quả, đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày Tết

Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu rượu bia. Uống quá nhiều thì ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn, mất an toàn khi tham gia giao thông, mọi người hạn chế đến mức tối đa.

Tết này nên uống bao nhiêu bia để không bị xử phạt, mọi người xem thêm tại đây.

Chúc mừng năm Kỷ Hợi 2019, chúc mọi người năm mới nhiều may mắn mới, chúc cho một năm thành công, đạt được nhiều thắng lợi mới!

  •  2050
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…