DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đậu 2 trường đại học phạm tội giết người?

Gần đây cộng đồng đang xôn xao về vụ cậu bé Hưng - đỗ 2 trường đại học đã làm chết người trong quá trình chống cự khi bị tấn công trên đường đi chơi với bạn. Điều đáng nói là tuy chưa có thông tin gì vế quyết định khởi tố của  Cơ quan điều tra, tuy nhiên cậu bé này đang nhận được sử cảm thông từ rất nhiều người dân. Vậy liệu có cơ sở nào để bào chữa cho cậu bé trong vụ án này?

Thông qua lời kể của nhân chứng, vào đêm 31/8 Hưng cùng Trang đi gặp 1 người bạn trên xe đạp ở gần nhà, khi đó Trang có đem 1 con dao và bưởi để 2 người cùng gọt ăn. Khi ba người đang vui vẻ trò chuyện, nhóm thanh niên gồm 11 người ở cùng xã (khác thôn) đi ngang qua, rọi đèn điện thoại vào mặt Trang để trêu đùa và có hành vi sàm sỡ cô.

Trang và Hưng đứng dậy đạp xe về làng. Đi được hơn 100 mét, đôi bạn này bị nhóm thanh niên đuổi theo và đạp đổ xe. Trước khi vứt xe bỏ chạy, Hưng đã kịp cầm theo con dao gọt bưởi của Trang.

Hưng bị khoảng 4-5 thanh niên truy đuổi, dồn vào ngõ cụt. "Hưng khua dao chống cự, Thân lao vào và bị đâm thiệt mạng".ây 

Sau khi gây án, vì hoảng sợ nên Hưng đã trốn và sau khi được gia đình khuyên nhủ Hưng đã ra đầu thú.

Xem thêm tại: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/12/dem-gay-trong-toi-cua-nam-sinh-do-2-dai-hoc/

Dựa vào các tình tiết trên ta có thể thấy rằng:

- Hưng đã trên 18 tuổi nghĩa là đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi.

- Khi xảy ra vụ án, Hưng đang bị 4,5 thanh niên rượt đuổi vào đường cùng.

- Con dao mà Hưng đem theo là của Trang dùng để gọt bưởi. Nhưng khi bỏ chạy Hưng lại cầm theo con dao.

Điều cần xác định ở đây là liệu hành động của Hưng có được xem là phòng vệ chính đáng?

 

Điều 15. Phòng vệ chính đáng - BLHS1999

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

  •  12325
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…