DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đạo đức luật sư: làm sao mới dúng ?

Kính gửi các luật sư của cộng đồng Dân Luật;

Thân gửi các bạn sẽ trở thành luật sư trong tương lai;

Mình đang theo học lớp luật sư khóa 13 của học viện tư pháp. Mấy hôm nay có nghe thầy giảng về đạo đức luật sư, sau đó đọc bộ quy tắc đạo đức, thì bỗng nghĩ đến một tình huống như thế này, mọi người xem qua và cho ý kiến thử:

Đầu tiên là lướt qua phần lý luận:

Theo điều 3 bộ Quy tắc đạo đức có ghi: Luật sư phải bảo vệ lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Theo điều 12 bộ Quy tắc có ghi: Luật sư phải giữ bí mật thông tin của khách hàng.

Về 2 điều này thì trong lớp các thầy cũng có phân tích và nói thế này: trong khi tiếp xúc với khách hàng, nếu phát hiện những yếu tố gây bất lợi cho khách hàng, cho quyền và lợi ích của khách hàng - nhưng không thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng - thì luật sư nên im lặng để đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.

Đọc xuống một chút ở điều 15, và điều 16.2 của bộ Quy tắc thì nó lại nêu lên:

Luật sư có nghĩa vụ góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch vững mạnh. (điều 15)

Góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư (điều 16.2)

Và đây là tình huống:

Luật sư A, trong khi thực hiện hợp đồng với khách hàng của mình, vì lý do cá nhân nên đã vi phạm đạo đức hành nghề, kéo theo đó là vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho khách hàng.  Do đó khách hàng đã kiện luật sư A ra tòa.

Luật sư A biết là mình sai, nên đến tìm bạn và kí hợp đồng nhờ bạn tư vấn và bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy thì bạn sẽ tư vấn và bảo vệ như thế nào ? Giả thiết rằng sai sót của A ở đây khá bí mật (chỉ bạn và A biết), và khó chứng minh!

  1. Bảo vệ bí mật của A, từ đó bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của A.
  2. Tư vấn cho A tự nhận lỗi, bồi thường cho khách hàng. A không nhận lỗi thì đưa vụ việc ra đoàn luật sư để giải quyết.

Hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các luật sư và các bạn!

  •  5855
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…