DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đánh vợ đến mức nào thì bị "tập trung cải tạo"?

 

Pháp luật quy định phải đưa người có hành vi "xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân" vào cơ sở giáo dục tại xã, phường, thị trấn".

(GĐVN) Người chồng đánh vợ tức là anh ta đã xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

 

Pháp luật quy định phải đưa người có hành vi "xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân" vào cơ sở giáo dục nếu hành vi đó (đánh vợ) xảy ra "hai lần trở lên trong thời hạn 12 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn" (khoản 1, Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 quy định và hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục). 


Như vậy, nói theo từ ngữ pháp lý một cách chuẩn xác thì người vi phạm trong trường hợp này bị đưa vào "cơ sở giáo dục" chứ không phải bị "tập trung cải tạo". Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ 6 tháng đến 2 năm. 


Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính còn quy định: "Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi", có nghĩa là đối với những người vi phạm nhưng là "bậc cao niên", pháp luật "miễn trừ" cho họ việc phải đi xa nhà! Giáo dục các ông chồng đánh vợ (hay kể cả những bà vợ… đánh chồng) trong trường hợp này diễn ra ngay tại nơi người vi phạm cư trú.


"Đưa vào cơ sở giáo dục" là một trong những biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với những đối tượng thường xuyên vi phạm pháp luật nhưng xét về tính chất, mức độ vi phạm thì chưa cần thiết phải xử lý bằng các chế tài hình sự. Tuy chỉ bị "xử lý hành chính", nhưng "người chồng đánh vợ" bị áp dụng biện pháp "đưa vào cơ sở giáo dục" có nghĩa là đối tượng vi phạm phải chịu chế tài nghiêm khắc hơn so với chế tài được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với người có "hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng").


Những người bị "đưa vào cơ sở giáo dục" không phải là đối tượng bị "quản chế hành chính". Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, đối tượng bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính là "người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự" (Điều 27). Tuy nhiên, Pháp lệnh của UBTV Quốc hội ngày 8/3/2007 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã bãi bỏ việc áp dụng biện pháp quản chế hành chính.

 

 

  •  4980
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…